Đề bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Bên sông Kinh Thầy
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, nơi mỗi người cất tiếng khóc chào đời, nơi chứa những kỷ niệm tuổi thơ. Đến với bài thơ “Bên sông Kinh Thầy” của Trần Đăng Khoa, bao kỷ niệm về quê hương ùa về trong lòng, gợi bao nhớ nhung da diết.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Bên sông Kinh Thầy – Mẫu 1
Trần Đăng Khoa được biết đến là cây bút nổi bật trong giới thi ca Việt Nam, ông là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên tạp chí văn nghệ quân đội đồng thời cũng là hội viên của hội nhà văn Việt Nam. Trần Đăng Khoa đã ghi dấu trong lòng người đọc bao ký ức về miền tuổi thơ hồn nhiên, tươi vui nhưng cũng không kém phần ý nghĩa. Tác phẩm “Bên sông Kinh Thầy là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông. Bài thơ được trích trong “tập góc sân và khoảng trời”(1999). Đọc xong bài thơ, bao hình ảnh đẹp đẽ của quê hương như ùa về trong ký ức, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai về một cảnh đẹp thơ mộng nơi dòng sông Kinh Thầy. Với nhịp thơ nhẹ nhàng tha thiết, hình ảnh gần gũi quen thuộc, nhà thơ đã đưa ta trở về quê hương, như đang đứng ngay bên dòng sông để cảm nhận. Nhà thơ đưa các hình ảnh rất chân thực, gần gũi: hàng chuối, phi lao, ngôi nhà đỏ ngói, dòng sông, bác chài, con cá, thuyền, bắp ngô,cánh buồm,…Tất cả gợi lên một bức tranh quê hương tuyệt đẹp. Đọc những dòng thơ trên, bao kỷ niệm tuổi thơ yên bình trên quê hương bỗng ùa về trong ta. Trong lòng bỗng nhớ quê, đặc biệt những người con xa xứ. Trong lòng họ luôn hướng về quê hương, khát khao trở về quê hương. Câu hỏi cuối bài diễn tả chân thực nỗi lòng của người con xa quê. Gợi trong lòng ta cảm giác bâng khuâng, khó tả. Ai rồi cũng phải lớn, có người phải rời xa chốn ấy để mưu sinh, lập nghiệp. Nhưng tất cả đều luôn có một tình yêu quê hương sâu nặng, luôn hướng về nơi “chôn rau cắt rốn” ấy.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Bên sông Kinh Thầy – Mẫu 2
Bài thơ “Bên sông Kinh Thầy” của Trần Đăng Khoa đã để lại bao ấn tượng khó về về quê hương tươi đẹp, khơi gợi trong lòng đọc giả bao cảm xúc. Nhà phê bình văn học Hồng Diệu đã viết đại ý: “Trần Đăng Khoa không phải là một nhà thơ lớn, nhưng là một nhà thơ độc đáo”. Độc đáo trong cách nhìn về quê hương rất chân thực. Tuổi thơ đứa trẻ nào mà chẳng lớn lên với hàng chuối xanh, ngôi nhà đỏ ngói, dòng sông,…Bài thơ gửi gắm tâm tư, tình cảm của người con xa xứ, luôn hướng về quê hương. Hình ảnh thơ bình dị, gần gũi. Chính cái gần gũi đó đã chạm đến tim người đọc. Bởi ta có thể cảm nhận được chân thực nhất, như được trở về quê hương. Cánh buồm nhỏ bé chở theo bao hoài bão. Biết bay về nơi đâu, câu hỏi như xoáy sâu và lòng những ai xa quê. Họ phải rời xa mảnh đất ấy, xa gia đình, vô định giữa dòng đời chỉ vì lo cho cuộc sống. Nhưng những người con xa quê thì lúc nào cũng luôn nhớ về cha me, nhớ về gia đình, người thân, nhớ những kỷ niệm tuổi thơ. “ Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”, bởi đó là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn con người, là nơi chứa đựng những kỷ niệm, những ký ức tuổi thơ, nơi chở che, chứng kiến sự trưởng thành của mỗi chúng ta. Bài thơ là tiếng lòng, nỗi nhớ da diết về quê hương của tác giả hay của chính chúng ta. Bài thơ mang đến cho ta cảm giác xúc động, muốn quay trở về nơi đó. Bài thơ còn mang đến thông điệp về tình yêu quê hương, yêu đất nước từ đó không ngừng cố gắng để cống hiến cho quê hương, phát triển đất nước.