Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích “Gió xanh” của Phạm Duy Nghĩa.
Tìm hiểu tác giả Phạm Duy Nghĩa và đoạn trích Gió Xanh
Tác giả Phạm Duy Nghĩa
Tiểu sử
– Nhà văn Phạm Duy Nghĩa sinh ngày 11 tháng 1 năm 1973 tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
– Phạm Duy Nghĩa được biết đến là một cây bút truyện ngắn có thành tựu và là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại viết về miền núi.
Sự nghiệp
– Phạm Duy Nghĩa sinh ra trong một gia đình có bố mẹ và hầu hết các chị em gái đều là giáo viên.
– Tác giải tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sau đó lên tỉnh Lào Cai công tác.
– Từ 1996 đến 2007, Phạm Duy Nghĩa là giảng viên ngữ văn của trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lào Cai, được cơ quan cử đi học cao học tại Đại học Sư phạm Hà Nội và làm nghiên cứu sinh tại Viện Văn học.
– Năm 2008, Phạm Duy Nghĩa chuyển về Hà Nội, làm biên tập viên tại Tạp chí Văn nghệ quân đội.
– Từ 2010 tác giả làm Trưởng ban Lí luận phê bình và từ 2019 làm Phó Tổng biên tập phụ trách chuyên môn của Tạp chí Văn nghệ quân đội.
– Ngoài công việc làm báo, Phạm Duy Nghĩa còn tham gia giảng dạy tại một số trường đại học và viết cho sách giáo khoa, sách tham khảo của học sinh bậc tiểu học.
Sự nghiệp
– Giải Nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) 2003-2004
– Giải thưởng Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 2006
– Giải thưởng Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 2012
– Tặng thưởng Hội đồng Lí luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương 2010-2012
– Tặng thưởng Hội đồng Lí luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương 2015
– Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2022
Truyện ngắn Gió Xanh
Nội dung: Gió xanh hiện lên trong đoạn trích thật đặc biệt, nó không chỉ có màu sắc, hình khối và còn có hương thơm. Gió khi thì mang màu xanh lam, lúc thì xanh biếc; có khi gió cuồn cuộn thổi, lúc lại mỏng tang, xanh biếc quyến rũ trườn qua người nhân vật tôi kèm theo mùi hương thơm nhẹ sâu kín.
Ý nghĩa nhan đề gió xanh: Gió đã làm cho cuộc sống sang hơn, khiến con người yêu đời hơn, trong sáng hơn. “Gió xanh” tượng trưng cho sự kỳ bí, sức mạnh và sự thay đổi bất ngờ trong cuộc sống, đồng thời cũng mang theo một sự thanh bình và mạnh mẽ.
Trình bày suy nghĩ về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích Gió xanh của Phạm Duy Nghĩa
Gợi ý:
+ Nghệ thuật kể chuyện trong văn học là một phương pháp biểu đạt sáng tạo giúp truyền tải thông điệp và kết nối con người bằng việc sử dụng từ ngữ và kĩ năng phân tích tình huống để tạo ra một câu chuyện hấp dẫn và có tính thuyết phục. Với kĩ thuật kể chuyện sâu sắc, các nhà văn không chỉ khơi dậy sự tưởng tượng và kích thích tinh thần sáng tạo của người đọc mà còn góp phần thắt chặt mối liên kết và sự thông cảm giữa mọi người.
+ Biểu hiện của nghệ thuật kể chuyện thông qua: cấu trúc truyện, cách xây dựng nhân vật, cách sử dụng ngôn từ, vai trò của người kể chuyện.
+ Trong đoạn trích, tác giả đã xây dựng một cấu trúc truyện khá đơn giản: một cơn gió xanh xuất hiện bất ngờ, đột ngột không rõ nguồn gốc đã tràn qua một làng quê nhỏ bé. Chính gió xanh đã làm thay đổi đời sống, cách nghĩ của mọi người dân từ già, đến trẻ.
+ Gió xanh là thời cơ làm thay đổi cuộc đời để họ không nỡ sống hèn, nhưng gió xanh cũng là thách thức để lại căn bệnh trong sáng và bệnh yêu đời.
+ Cách xây dựng nhân vật quần chúng, những người chịu tác động của gió xanh, đại diện cho đám đông => khiến cho câu chuyện có sức phổ quát, bao trùm nhiều đối tượng.
+ Cách kết hợp nhuần nhuyễn nghệ thuật miêu so sánh, ẩn dụ, nhân hóa cùng phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm. Ngôn từ rất giàu hình ảnh, giàu chất thơ.
+ Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi” khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy hơn, người kể chuyện có thể điều tiết được nhịp kể, đan xen giữa kể và nhận xét, bình luận.
=> Nói tóm lại, với các yếu tố tạo nên nghệ thuật kể chuyện đã làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, thú vị; tác giả đã đưa người đọc vào một thế giới rất ảo, rất đặc biệt => thế giới của niềm vui, của mộng mơ, ảo vọng => Từ đó, người đọc cũng nhận ra cái lo lắng, cái chua xót của “bệnh trong sáng” và “bệnh yêu đời” quá mức ở làng quê đó. Chính nghệ thuật kể chuyện rất độc đáo và có duyên, “Gió xanh” đã làm xôn xao văn đàn khi nó thổi qua.