Đề bài: Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận của anh chị về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn Nghề của mẹ của Võ Thành An.

Bài đọc Nghề của mẹ của tác giả Võ Thành An

Nghề của mẹ

Mẹ tôi làm nghề bán cá. Mùa nước nổi mẹ bán cá linh. Cá linh đưa lên bờ mau chết dễ sình, nên xuống bến mua cá xong mẹ phải chạy rao bán khắp xóm.

Có lần mẹ đội thau cá đứng trước cổng trường tiểu học nơi tôi học, ở ngoài rào mẹ ngoắt tôi đến cốt đưa cho gói xôi, cái bánh…

Mấy năm học xa, tôi không cho ai biết mẹ làm nghề bán cá.

Nay về, giữa mênh mông đồng nước quê mình, tự thấy như chưa bao giờ tròn chữ hiếu cùng mẹ.

(Võ Thành An, nguồn Kiến thức ngày nay số 404 ngày 06/01/2015)

Dàn ý cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn Nghề của mẹ của Võ Thành An

Mở bài: Dẫn dắt về người mẹ

Thân bài: Trình bày các nội dung:

– Hình ảnh người mẹ tảo tần, lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó mưu sinh bằng nghề bán cá.

– Người mẹ với tình yêu thương con vô bờ, dẫu nghèo khó vẫn dành những gì tốt đẹp nhất cho con qua hình ảnh gói xôi, cái bánh.

– Đánh giá chung:

+ Nội dung : người mẹ tiêu biểu cho tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý, đồng thời thể hiện sự yêu thương, biết ơn và nỗi niềm day dứt của tác giả.

+ Nghệ thuật: giọng văn nhẹ nhàng thông qua hình thức truyện cực ngắn độc đáo.

Kết bài: Nêu ý nghĩ của bản thân về hình ảnh người mẹ

Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn Nghề của mẹ của Võ Thành An

Không ai có thể phủ nhận được rằng, tình mẹ là thứ thiêng liêng và chẳng điều gì có thể thay thế được. Đây cũng là một đề tài được rất nhiều nhà văn, nhà thơ đưa vào trong thơ ca, nhạc hoạ nhằm bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn. Trong tác phẩm Nghề của mẹ, tác giả Võ Thành An đã khéo léo bày tỏ tình yêu thương qua sự trưởng thành của người con. Hình ảnh người mẹ trong truyện cũng làm người đọc liên tưởng đến thực tại, là sự hy sinh của đấng sinh thành.

 

Với truyện ngắn ” Nghề của mẹ” chúng ta thấy rằng chỉ có một vài dòng kể của tác giả nhưng đã thấy được sự khó khăn vất vả của mẹ. Người mẹ của nhân vật làm nghề bán cá. Mà bà bán cá linh một loài có đặc thù là  đưa lên bờ sẽ bị chết. Mỗi lần cá về, mẹ lại nhanh chóng đi khắp làng, ngõ vì sợ cá bị sình. Vậy nên mẹ sẽ phải rất vất vả phải xuống bến mua và rao bán. Nếu ngày nắng thường chắc sẽ đỡ hơn nhưng ngày mưa thì chắc chắn sự vất vả, khó khản đó tăng lên gấp bội.

Tuy cuộc sống khó khăn, nhưng mẹ lại dành hết những gì tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Mẹ thường đến gần trường con học để buôn bán, mục đích là đưa cho con nắm xôi, chiếc bánh. Sự tương phản giữa hình ảnh người mẹ lam lũ với màu áo trắng của con làm ta thấy được nỗi vất vả, sự hy sinh vĩ đại của mẹ.

Trái ngược với hình ảnh người mẹ tần tảo dịu hiền, người con được tác giả miêu tả có sự trưởng thành theo thời gian. Lúc đầu, con ngại với bạn bè về nghề của mẹ, không muốn nói cho ai biết. Sau này, khi trưởng thành, người con mới hiểu được mẹ đã cực khổ như thế nào và biết thương mẹ nhiều hơn. Cũng nhờ suy nghĩ này, người đọc càng hiểu được sự bao dung của người mẹ hiền. Trong cuộc sống, dù có bao nhiêu vất vả thì mẹ vẫn là nơi tựa vào của con.

Tác phẩm là một truyện ngắn có dung lượng nhỏ nhưng mang giá trị nhân văn lớn lao, sâu sắc. Tác giả đã khéo léo xây dựng tình huống truyện “có vấn đề” để khắc họa rõ nét tính cách, phẩm chất của mẹ. Đồng thời, tình huống ấy gửi tới người đọc những suy ngẫm sâu xa về lẽ sống của mình, về cách mình ứng xử với bố mẹ.

Không có nghề nào là cao quý cả, tất cả nghề nghiệp đều đáng được chúng ta tự hào. Hãy luôn yêu quý cha mẹ dù cha mẹ làm nghề gì. Coi đó chính là làm tròn chữ hiếu với cha mẹ đã cố gắng nuôi nấng chăm sóc chúng ta.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *