Thơ mới là thơ chiêm nghiệm trạng thái của chính cái tôi trong thế giới
Thơ mới đã ra đời những năm 1932 – 1945 với khuynh hướng thơ mang nét lãng mạng, lý tưởng “cái tôi” được bộ bạch rõ nét, là nét đẹp hóa cái cuộc sống xã hội phong kiến rối ren. Sau đây, mời các bạn tham khảo bài viết Thơ mới là thơ chiêm nghiệm trạng thái của chính cái tôi trong thế giới sau đây nhé !
Thơ mới là thơ chiêm nghiệm trạng thái của chính cái tôi trong thế giới
Văn học Việt Nam là cuốn bách khoa khổng lồ nơi chứa đựng các giá trị nội dung, nghệ thuật về những cái đẹp trong cuộc sống. Văn là đời sống và văn chương dễ đi vào trong đời sống như một dòng chảy dịu êm bất tận. Ở văn chương chứa đựng bao cái đẹp, cả những thứ khó khăn vất vả, những điều mà phải từng trải qua mới có thể hiểu được. Có nhiều thể loại chất liệu làm nên văn cương như chất liệu lấy từ đời sống, từ con người từ những câu chuyện và được đưa vào làm đề tài để khai thác. Từ đây sẽ có nhiều hơn văn đó là thơ, là nhạc… và những hình thức nghệ thuật khác nhưng hôm nay chúng ta bàn về thơ trong đó nổi bật là phong trào thơ mới được coi là thơ chiêm nghiệm trạng thái của chính cái tôi trong thế giới.
Văn chương, nghệ thuật có nhiều thể loại mỗi thể loại mang một đặc trưng và yêu cầu riêng, chung lại thì đều chứa đựng các giá trị cần thiết có ý nghĩa nào đó đối với độc giả. Thơ mới cũng chính như tên gọi của thể loại này. Thuộc về thơ nhưng có sự biến đổi, sự mới mẻ tới từ các sáng tác và tác phẩm. Thơ mới ra đời như thế nào vào đầu thập niên 1930, văn hóa Việt Nam diễn ra cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện làn sóng thơ mới với cá tính sáng tác độc đáo. Cuộc vận động đề xướng sử dụng các thể loại thơ mới, không tuân theo lối vần luật, niêm luật của các thể loại thơ cổ. Cuộc canh tân này đi vào lịch sử văn học tên gọi Phong trào Thơ Mới. Quay lại lịch sử văn học thời xưa cũng có thể loại thơ nhưng vào thời kỳ văn học trung đại Việt Nam, đất nước bị thực dân phong kiến Phương Bắc đô hộ. Văn học đã chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Nho Giáo – Khổng Tử, Mạnh Tử và văn học Trung Quốc cùng âm mưu đồng hóa dân tộc. Văn học cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt khi đó thể loại thơ chịu nhiều những điều lệ, quy tắc về vần luật, niêm luật nên còn nhiều hạn chế. Về sau khi khuynh hướng văn học được tiến bộ có sự phát triển hơn, Thơ mới đã ra đời những năm 1932 – 1945 với khuynh hướng thơ mang nét lãng mạng, lý tưởng “cái tôi” được bộ bạch rõ nét, là nét đẹp hóa cái cuộc sống xã hội phong kiến rối ren và là tâm trạng buồn sầu, cô đơn, lạc lõng.
Cái nổi bật nhất ở thơ mới mang lại là sự chiêm nghiệm chính cái tôi trong thế giới. Chiêm nghiệm là hiểu được mọi điều, những lẽ trái phải ở đời. Thật vậy khi mà thơ mới ra đời trong những lúc con người và xã hội đầy dãy những biến động, những quy tắc hà khắc, những bất công, nơi kìm hãm những suy tư, tình cảm tiếng nói cá nhân. Thơ mới đã xuất hiện đúng lúc, như ánh sao vụt lên tỏa sáng trong nền trời văn học Việt Nam. Ngôi sao hy vọng giúp các tác giả thực hiện thỏa mãn cái tôi của mình, ý kiến và thực hiện ước mơ lâu nay bị hạn chế. Ở thời kì này thơ cũng như văn xuôi, tự khẳng định do cá nhân, trong thơ ca tự tạo ra niềm vui, ước mơ, khát vọng. Các cảm hứng sáng tác thường xuyên gắn với ý thức cá nhân, thơ mới là thơ của cái “tôi”, một cái “tôi” chưa từng xuất hiện trong thơ cổ điển. Vượt lên những ước lệ, khuôn khổ cổ xưa. Chính vì đó là chiêm nghiệm trong cái tôi chính mình nên họ rất hiểu những đúng sai trong mình cũng như hiểu ra những đúng sai của cuộc sống bên ngoài. Các tác giả đều sinh ra trong thời đại mà có nhiều những phải trái, điều bất công luôn tồn tại vì thế cái tôi của họ cũng đã tiếp nhận và khi đưa vào các sáng tác để bộc lộ rõ nét. Cái chiêm nghiệm này trong chính thế giới của họ, thế giới của những con người yêu cái đẹp, giàu tình mến thương, lòng trắc ẩn, mang trong mình những nỗi cô đơn, suy tư và trắc trở tất cả đó là cái tôi được và đã đưa vào trong thơ mới. Đây là tâm trạng nét chung của các nhà thơ trong phong trào này. Giữa cuộc sống với nhiều điều xấu và tốt họ thực sự bất lực với thân phận mình nhỏ bé chẳng thể làm được gì nhưng ý chí không chịu ngồi yên, không chấp nhận sự tẻ nhạt như mọi người. Bởi thế họ bơ vơ lạ lõng giữa xã hội ngột ngạt ấy và chỉ biết bộc lộ vào trong những sáng tác của mình.
Chính với nhiều khát vọng vội vã, tham vọng cá nhân trong sáng tác, chính cái mới này đã là tiền đề cho sự ra đời của phong trào thơ mới. Từ quan điểm trên thơ mới là thơ chiêm nghiệm trạng thái cái tôi trong chính thế giới ta thấy được nhiều tác phẩm ra đời đầu tiên nhóm Tự lực văn đoàn. Sau đó ta cũng được biết về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho phong trào thơ mới như Thế Lữ: Nhớ rừng; “Vội vàng” – Xuân Diệu; “Trang Giang” – Huy Cận; “Muốn làm thằng cuội” – Tản Đà; “Quê hương” – Tế Hanh; “Tống biệt hành” – Thâm Tâm; “Thu” – Chế Lan Viên; “Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mạc Tử;… Trong những tác phẩm kể trên đã bộc lộ thấy nét tôi cá nhân và gửi găm ở đó những hoài bãi, ước mơ của người nghệ sĩ:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
(Vội vàng – Xuân Diệu)
Tác giả khao khát bộc lộ cái tôi cá nhân, thơ ông giàu hình ảnh thiên nhiên và con người cùng một tình yêu và lẽ sống. Tác giả thể hiện niềm mong muốn của mình khi mà đang giữ lại những thời khắc của mùa xuân, không muốn để thời gian trôi nhanh đi. Cái tôi ông muốn những giá trị ấy sẽ luôn còn mãi trường tồn với thời gian.
Bài thơ “ Nhớ rừng” của tác giả Thế Lữ là sự chán trường, ngao ngán của con hổ mất đi sự tự do phải sống tầm thường giả dối trong chuồng giam ở vườn bách thú, khát vọng muốn thoát ra ngoài và trở về nơi được thuộc về. Đó là nỗi nhớ thương cho quá khứ hay chính tác giả đang thể hiện sự bất bình khi đứng trước thời cuộc như con hổ bị giam lại, nhứng gì mình muốn đều không được thực hiện, muốn thoát khỏi cái xã hội. Ẩn đằng sau là là lòng thương cảm cho số phận và tình yêu đất nước.
“Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
(Tràng Giang – Huy Cận)
Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ mới, bài thơ vừa mang nét cổ điển những ở đó cũng chứa đựng những nét mới mẻ. Ngay tên gọi “Tràng Giang” cũng là một nét mới mẻ khi sử đụng điệp vần “ang” tạo không gian trải dài, vô tận của thiên nhiên sống nước nơi đây. Bài thơ lầ nét cổ điển”tả cảnh ngụ tình” đọc xong thơ ta dã có thể liên tưởng ra trong tư duy như bức tranh thủy mặc u buồn, con sóng vỗ. Tâm trạng cần được cảm thông thấu hiểu ở các nhà thơ trong giai đoạn này. Bên cạnh ta cũng nhìn ra vẻ đẹp mới mẻ của khổ thơ, cách nói ”củi một cành khô” đặc biệt đã nắm bắt được toàn bộ, mà còn hé mở tâm trạng nhân vật trữ tình trong đây đang bộc lộ cái “tôi” cô đơn, lạc lõng.
Thơ mới là một phong trào tiêu biểu mang đậm cái tôi. Làm thay đổi bộ mặt chung hay những quan niệm văn học xưa cũ. Là một sự khác biệt hoàn toàn với văn học thơi kì trước, các sáng tác đã được vượt ra khỏi những định kiến, quy tắc cũ mà mang lại nội dung và hình thức cho một thể loại văn học Việt Nam.