Nghị luận làm rõ giá trị nhân đạo trong đoạn thơ sau: Người lên ngựa, kẻ chia bào... Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường

Đề bài: Nghị luận làm rõ giá trị nhân đạo trong đoạn thơ sau:

Người lên ngựa, kẻ chia bào,

Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

(Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)


Dàn ý Nghị luận làm rõ giá trị nhân đạo trong đoạn thơ: Người lên ngựa, kẻ chia bào... Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường

* Mở bài: 

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận

* Thân bài

- Khái quát về tác giả tác phẩm Truyện Kiều

- Nêu khái quát giá trị nhân đạo của đoạn thơ

1. Giải thích chung về giá trị nhân đạo

- Định nghĩa giá trị nhân đạo

- Vai trò của giá trị nhân đạo trong văn học

2. Phân tích thơ

- Người lên ngựa, kẻ chia bào: Sự phân hóa xã hội và số phận con người

- Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san: Sự chia ly và nỗi nhớ quê hương

- Dặm hồng bụi cuốn chinh an: Cuộc sống vất vả và sự hy sinh thầm lặng

- Trồng người đã khuất mấy ngàn dâu xanh: Sự mong đợi và nỗi niềm của người ở lại

- Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi: Sự cô đơn và sự kiên cường

- Vầng trăng ai xẻ làm đôi: Sự chia sẻ nỗi buồn và sự liên kết giữa con người

3. Giá trị nhân đạo của đoạn thơ

- Thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ giữa con người

- Phản ánh thực trạng xã hội và số phận con người trong thời đại đó

- Gợi mở suy ngẫm về cuộc sống và con người

* Kết bài

- Khẳng định lại vấn đè nghị luận

- Mở rộng ý nghĩa nhân đạo của đoạn thơ ra toàn bộ “Truyện Kiều” văn học Việt Nam

Nghị luận làm rõ giá trị nhân đạo trong đoạn thơ sau: Người lên ngựa, kẻ chia bào... Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường

Nghị luận làm rõ giá trị nhân đạo trong đoạn thơ: Người lên ngựa, kẻ chia bào... Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường

Thời gian vẫn trôi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực…thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. “Tố Như dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời, thì tài nào có bút lực ấy…” (Mộng Liên Đường), đó là những lời lẽ tinh tế để miêu tả một “đại thi hào của dân tộc” Nguyễn Du qua tác phẩm Truyện Kiều của ông. Nguyễn Du đã để lại trong lòng độc giả những cảm xúc khó quên khi viết nên những áng thơ mạng đậm tính sâu sắc và hơn thế nữa là giá trị nhân đạo mà đại thi hào ấy gửi gắm vào những câu thơ:

Người lên ngựa, kẻ chia bào,

Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

Nguyễn Du là một cây bút tài hoa nức tiếng trong văn đàn văn học Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Lộc đã từng bộc bạch về Nguyễn Du rằng:  “Nguyễn Du chỉ giữ lại những gì phù hợp với những gì mình nhìn thấy, trải nghiệm và thể hiện nó bằng ngòi bút đầy cảm xúc của một nhà thơ chân chính”. Nguyễn Du tên thật là Tố Như, ông quê ở tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình có truyền thống văn học. Ông đã trải qua nhiều biến cố lịch sử, chứng kiến sự suy thoái của chế độ phong kiến cũng như sự nổi dậy của phong trào Tây Sơn. Những trải nghiệm này đã ảnh hưởng sâu sắc đến tác phẩm của ông.

“Truyện Kiều” không chỉ là một câu chuyện về số phận con người mà còn phản ánh những bất công và đau khổ trong xã hội. Như Xuân Diệu đã từng ví: “Truyện Kiều là một tiếng khóc vĩ đại… Nguyễn Du đã nhìn thấy, đã cảm xúc, đã tổng kết hàng vạn vạn đau khổ của người đời dưới chế độ phong kiến suy đồi”. Mỗi câu mỗi chữ của Truyện Kiều đều mang những giá trị nhân văn và triết lí sâu sắc, phản ánh tài năng và tư tưởng của Nguyễn Du. Theo đó là mang theo tình người, mang theo giá trị nhân đạo của chính tác giả vào thơ.

Giá trị nhân đạo trong “Truyện Kiều” là những giá trị liên quan đến việc tôn trọng, quan tâm và thể hiện sự bất công đối với xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Nó bao gồm sự đồng cảm, sự công bằng, lòng nhân ái và việc đặt những quyền lợi của con người trong thời bấy giờ lên hàng đầu. Giá trị nhân đạo được đặt ra nhằm tạo dựng một xã hội công bằng và bình đẳng và bảo vệ quyền lợi của những người yếu thế.

“Thúy Kiều - Người thục nữ đủ đường hiếu nghĩa” (Chu Mạnh Trinh), một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng phải chịu nhiều đớn đau tủi nhục. Sau những ngày tháng sống khổ sở ở chốn lầu xanh, Thúc Sinh đem lòng yêu mến Kiều và chuộc nàng ra khỏi chốn thanh lâu. Hai người đã có khoảng thời gian sống hạnh phúc bên nhau. Thúc Sinh vốn đã có vợ là Hoạn Thư nên Thuý Kiều khuyên chàng trở về quê nói chuyện của hai người với vợ cả. Đoạn trích trên miêu tả cảnh chia ly giữa Thúc Sinh và Thuý Kiều.

“Người lên ngựa, kẻ chia bào”, hình ảnh gợi lên sự phân tầng giai cấp, phân tầng xã hội lúc bấy giờ, mỗi người có một số phận và nỗi khổ riêng. Người lên ngựa là những người có quyền có thế, có khả năng đổi trắng thay đen, trong khi những kẻ chia bào là những người phải chịu những tủi nhục những gánh nặng cuộc sóng đại diện cho tầng lớp nông dân. Chúng ta thường được biết đến mùa thu thật thanh bình và dễ chịu, nhưng trong thu của thời phong kiến được liên kết với sự chia ly và đau thương. Rừng phòng đã nhuộm màu không chỉ là sự thay đổi của thiên nhiên mà còn là biểu tượng của sự đổi thay sự ly biệt giữa con người với quê hương và những người thân yêu. “Dặm hồng bụi cuốn chinh an” những vết bụi đường là dấu vết của những chuyến đi, những cuộc chiến chinh. Đó là hình ảnh của sự vất vả, gian truân mà còn là những điều không thể lường trước được trong cuộc sống. Sự khuất bóng của người đi xa, để lại sau lưng là bức tranh quê hương với những hàng dâu xanh, biểu tượng cho sự nhớ nhung đợi chờ. Với sự trở về trong cô đơn và tĩnh lặng khi màn đem buông xuống, con người trở về chỉ còn là hình bóng lẻ loi trong đêm tối tĩnh mịch. Vầng trăng từ xưa tới nay vẫn là tượng trưng cho sự vẹn toàn, sự hoàn hảo. Khi nó được xẻ làm đôi, đó là hình ảnh của sự chia ly, cách biệt ở tâm hồn của con người giữa hai thế giới: người đi và người ở lại. Qua đoạn thơ, Nguyễn Du như trút hết nỗi lòng vào từng câu chữ, thể hiện được nỗi lòng của con người trước những biến cố của cuộc đời, sự chia ly đứt đoạn giữa tình cảm lứa đôi. Qua đó khắc họa lên một bức tranh mang đậm giá trị nhân đạo và nhân văn sâu sắc. Đây không chỉ là tình cảm cá nhân mà còn là sự đồng cảm với những số phân con người trong xã hội đương thời.

Giá trị nhân đạo trong trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được đặc tả rõ nét qua việc đại thi hào ấy đặt những con người ấy và số phận của họ vào trung tâm câu chuyện. Nguyễn Du tạo nên Kiều đẻ phản ánh những tủi hờn, đau khổ trước số phận của những người con gái cũng như tầng lớp nông dân của thời đại phong kiến đồng thời thể thiện sự thương cảm đồng cảm sâu sắc trước những số phận ấy. Xót thương trước phận đời bác bẽo của Thúy Kiều và cũng từ đó ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của nàng như lòng vị tha, luôn biết nghĩ cho người khác. Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của con người, phên phán gay gắt những thế lực chà đạp lên nhân phẩm và quyền sống của họ. “Truyện Kiều” không chỉ là một áng thơ của thời đại mà còn là một thông điệp nhân đạo sâu sắc, phản ánh tình cảm và quan điểm của Nguyễn Du đối với cuộc sống con người.

Nguyễn Du không chỉ khắc họa nên số phận éo le của Thúy Kiều mà còn là tiếng nói của người phụ nữ và những số phận bất hạnh khác trong xã hội phong kiến. “Truyện Kiều là vấn đề số phận con người bị áp bức trong xã hội đồng thời là tiếng nói nhân đạo chủ nghĩa cất lên tha thiết từ xã hội đó. Đó là tiếng nói của tầng lớp người đau khổ đòi tự do yêu đương đòi công lý” (Phê bình văn học), đoạn thơ trên cũng như là tác phẩm “Truyện Kiều” là lời tố cáo gay gắt đối với những bất công, sự chà đạp lên nhân quyền, đồng thời cũng ca ngợi sức mạnh tinh thần, lòng kiên cường và khát vọng tự do hạnh phúc của con người. Nguyễn Du với tấm lòng nhân đạo bao la để lại cho thế hệ hôm nay một kho báu văn học vô giá, một tác phẩm đầy tính nhân văn sâu sắc.

Gia Sư Hocmai360
4/4/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question