Suy nghĩ của bạn về việc 1 bộ phận giới trẻ đang lãng quên lịch sử dân tộc

Nhìn lại lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước để thấy được dân tộc Việt Nam đã viết nên truyền thống lịch sử hào hùng. Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo bài viết Suy nghĩ của bạn về việc 1 bộ phận giới trẻ đang lãng quên lịch sử dân tộc.

Suy nghĩ của bạn về việc 1 bộ phận giới trẻ đang lãng quên lịch sử dân tộc

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” Lời khẳng định chắc nịch của Bác trong Bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945. Như một lời nhắc nhở nữa “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” về lịch sử dân tộc và cội nguồn đất nước đã có từ bao đời nay, chứa đựng sự hy sinh, đánh đổi bằng máu xương để giữ được, nhưng có một bộ phận giới trẻ hiện nay đang lãng quên lịch sử ấy.

Đầu tiên mỗi chúng ta cũng cần hiểu về lịch sử dân tộc là gì, chứa đựng những giá trị gì bên trong và bên ngoài. Các mặt hay giai đoạn của lịch sử dân tộc mình đang sống. Trước hết ta cần hiểu khái niệm lịch sử dân tộc là là lịch sử của một cộng đồng quốc gia - dân tộc, sinh sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lí bởi một nhà nước thống nhất. Nội dung chính phản ánh quá trình vận động, phát triển chung của tất cả các địa phương, tất cả các cộng đồng người đã và đang sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia, bao trùm tất cả các lĩnh vực từ thời nguyên thủy đến ngày nay. Lịch sử cũng được chia ra theo những khía cạnh cuộc sống như kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Các giai đoạn của lịch sử dân tộc được chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn hình thành ở thời kì phong kiến hay còn được gọi là lịch sử phong kiến được biết đến qua những nhân vật câu chuyện như Vua Hùng, Lạc Long Quân – Âu cơ với cái bọc trăm trứng, nhà nước Văn Lang, nhân vật được thần thánh hóa như Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thủy Tinh,... Bước vào giai đoạn tiếp theo là khi đất nước bị thực dân phong kiến phương Bắc đô hộ (năm 207 TCN đến Thế kỷ thứ 10 SCN) gọi là giai đoạn Bắc thuộc với sự kiện nước Âu lạc bị xâm chiếm bởi Triệu Đà, vua nước Nam Việt. Sau đó năm 111 trước công nguyên, nước Âu Lạc bị nhà Hán đô hộ. Kéo theo sau đó là loạt các triều đại phong kiến lịch sử nước ta như Ngô, Đinh, Tiền, Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơn, Xiêm La, Nguyễn. Giai đoạn 3 lịch sử ta chấm dứt thời kì phong kiến đo hộ chuyển sang thời kì Pháp thuộc với sự kiện năm 1858 Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà ở Đà Nẵng đánh dấu sự xâm lược của Pháp ở Đông Dương. Về sau này là kháng chiến chống Mỹ năm 1945 – 1975. Lịch sử dân tộc ta như một bản tráng ca hào hùng với những chiến công oanh liệt, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Làm cho phe thù địch khắp trên thế giới phải run sợ, cổ vũ tinh thần, ủng hộ cho phong trào giải phóng dân tộc và thuộc địa trên khắp các châu lục.

Suy nghĩ của bạn về việc 1 bộ phận giới trẻ đang lãng quên lịch sử dân tộc

Nhìn vào thực tế dân tộc ta đã phải trải qua một bước ngoặt lịch sử như vậy từ thời phong kiến cho tới hiện đại. Mà kể là cho đến ngày nay. Chúng ta không bao giờ được quên lịch sử ấy, phải luôn ra sức gìn giữ và bảo vệ nền hòa bình và độc lập dân tộc mà thế hệ đi trước để lại. Một bộ phận giới trẻ ngày nay hơi thiếu sự hiểu biết và còn đang dần lãng quên đi lịch sử dân tộc ấy bởi lẽ có nhiều lí do để giải thích cho điều này. Chủ quan cho rằng lịch sử vốn là những việc của thời gian nó nằm tại đó, có những sự kiện đó xảy ra, chúng sẽ còn mãi không bị mai một đi nên sẽ không sợ bị quên lãng. Thứ hai việc học tập ngày nay đang hướng sự phát triển có thêm nhiều sự hội nhập từ nước ngoài, mà lại đặt nhẹ tính cần thiết về nắm bắt lịch sử dân tộc mình. Không hẳn như vậy bởi vì những điều mới làm ta quên đi cái cũ, mà phần nào lịch sử cũng có đặc thù là dài nhiều biến động, nhiều mốc thời gian, đôi khi là sự khô khan nên không tạo hứng thú khi học và tìm hiểu về chúng. Còn về lí do khách quan, chúng ta chưa thực sự đề cao giá trị của lịch sử dân tộc đem lại là gì, chưa thực sự muốn hiểu về quê hương đất nước còn mải mê với những thứ tò mò mớ mẻ bên ngoài. Cho rằng lịch sử khó học, dài và cần có trí nhớ tốt mới học được. Đổ lỗi cho sự truyền đạt từ nhà trường các thầy cô là khô khan, lý thuyết hóa, không tạo ra sự bứng thú và say mê khi học,....

Cũng còn nhiều nguyên do khác nhưng nhìn chung lại ta dễ bắt gặp những lí do trên, phải hiểu rằng chúng ta tương lai mai này sẽ là người kế thừa tiếp những gì mà lịch sử dân tộc để lại và sẽ phải tiếp tục gìn giữ và phát huy nó hơn nữa. Luôn luôn khắc ghi và hiểu về lịch sử dân tộc cũng là một khía cạnh của tình yêu nước, yêu quê hương. Đã là người Việt Nam phải biết lịch sử dân tộc mình, phải hiểu phải nằm lòng được những điều đó. Chính xác ta đang ở trong thời đại mà dễ dàng để nắm bắt cũng như là có nhiều điều kiện để tìm hiểu và phát huy lịch sử dân tộc. Những gì mà nhưng thế hệ đi trước để lại đều tạo nên một lịch sử dân tộc mà dễ ai sinh ra đều phải nhớ phải biết như biết nói hay biết đi. Lịch sử dân tộc giống như làn nước nuôi dưỡng mỗi con người ta qua những năm tháng đi cùng ta trên những con đường. Làn nước chảy đều đều có lúc sóng cuộn trào có lúc lại dịu êm trong ta. Không thể không nhắc tới những con người thầm lặng ngày đêm cũng đang bảo vệ và khai thác nhiều giá trị từ lịch sử dân tộc ấy. Thời hòa bình ngày nay mà chúng ta đang hưởng là nhờ có lịch sử dân tộc, nét quý báu của đất nước mình. Lịch sử gợi nhắc về những năm tháng kháng chiến hào hùng của dân tộc, nơi nằm lại của nhưng con người những cuộc đời và cả những ước mơ còn dang dở...nơi chứng kiến những sự hy sinh, máu đổ lệ rơi của bao thế hệ cha anh. Khắc sâu hơn nữa tinh thần dân tộc, lịch sử chính là cái hồn của dân tộc. Nhìn về truyền thống lịch sử, nhớ về cội nguồn với những hy sinh cao đẹp của cha ông cho đất nước có tác dụng nuôi dưỡng tư tưởng, tâm hồn thế hệ sau để họ sống và làm việc xứng đáng với các thế hệ đi trước. Nhìn lại lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước để thấy được dân tộc Việt Nam đã viết nên truyền thống lịch sử hào hùng. Truyền thống đó đã đem đến cho mỗi người chúng ta niềm tự hào và sức mạnh to lớn để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết tinh thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó bước qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.

Ở giai đoạn nước ta đang trong quá trình phát triển và hội nhập với thế giới, càng phải nâng cao sự hiểu biết về truyền thống lịch sử để chúng ta cùng quảng bá hình ảnh Việt Nam nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục lịch sử cho mọi người dân đặc biệt là thế trẻ ngày nay bằng những hình thức sinh động, dễ truyền tải thuấm nhuần trong tư tưởng, tình yêu thương, sự tự hào dân tộc. Tạo ra một sức mạnh to lớn, khát vọng chắp cánh hướng tới tương lai.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question