Phân tích và chứng minh nhận định: Thơ là tự truyện của khát vọng

Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ của thi nhân. Dưới đây là bài văn Phân tích và chứng minh nhận định: Thơ là tự truyện của khát vọng


Dàn ý Phân tích và chứng minh nhận định: Thơ là tự truyện của khát vọng

a. Mở bài: Giới thiệu chung về nhận định: Thơ là tự truyện của khát vọng

b. Thân bài:

* Giải thích nhận định Thơ là tự truyện của khát vọng

- Thơ là cái bên trong, cái cảm, cái nghĩ của tác giả, là cái chủ quan của nội tâm trước cuộc sống tươi đẹp, hay khổ đau,…

- Tự truyện là những tác phẩm văn học tự sự mà tác giả tự kể về chính mình, ở đó bản thân mình vừa là chất liệu để khai thác, vừa là đối tượng để khám phá, giãi bày.

- Khát vọng là mong muốn, hoài bão, khao khát…thường trực, mãnh liệt trong tâm hồn con người, hướng tới những điều lớn lao, tốt đẹp ở phía trước.

=> Nhận định “Thơ là tự truyện của khát vọng” đã khẳng định đặc trưng và giá trị của thơ.

* Phân tích nhận định: Thơ là tự truyện của khát vọng.

- Thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ là tiếng nói của cái tôi nội cảm với những rung động cảm xúc, thái độ của tác giả trước cuộc đời. Cảm xúc ở trong thơ không phải là thứ cảm xúc mờ nhạt, nhàn nhạt mà đó là tình cảm ở mức độ mãnh liệt nhất, thôi thúc nhất, khiến người nghệ sĩ sáng tạo. Sinh ra từ nhu cầu tự tình, giãi bày của người nghệ sĩ, nên mỗi bài thơ chất chứa một cõi lòng riêng, in đậm dấu ấn riêng của tác giả. 

- Thơ tuy biểu hiện những cảm xúc, tâm sự riêng tư, nhưng những tác phẩm thơ chân chính bao giờ cũng mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về nhân loại. 

- Mỗi bài thơ không chỉ là tiếng nói riêng của nhà thơ mà còn là tiếng nói đồng điệu. Bạn đọc tìm đến với thơ là tìm đến tiếng nói đồng điệu, đi tìm hồn mình trên trang viết của nhà thơ. Cái được giãi bày trong thơ không chỉ dừng lại ở nỗi niềm tâm sự mà quan trong hơn nó là nguyện ước, mong muốn, khao khát của con người. 

- Khi tiếng lòng riêng của nhà thơ hòa nhịp với khát vọng muôn đời của nhân loại thì khi đó tác phẩm đạt đến tầm nhân loại phổ quát, đạt đến giá trị vĩnh hằng. Bởi những tình cảm, cảm xúc hay khát khao được bộc lộ không chân thành, sâu sắc, ám ảnh thì không thể tạo nên sự đồng cảm ở độc giả, cũng có ý nghĩa là thơ thiếu sức sống. Điều đó đánh mất dần vai trò chính đáng của thơ ca trong đời sống nội tâm của người đọc. 

- Tác phẩm “Sóng “ của nhà thơ Xuân Quỳnh tiếng lòng, khao khát sống, và yêu mãnh liệt của thi nhân.

* Chứng minh nhận định: Thơ là tự truyện của khát vọng qua bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh

- Nữ sĩ Xuân Quỳnh nỗi nhớ da diết về người mình yêu.

- Nhà thơ Xuân Quỳnh đã thể hiện tấm lòng thủy chung của người con gái trong tình yêu

- Thể hiện khao khát yêu và được yêu mãnh liệt của nữ sĩ

c. Kết bài

Phân tích và chứng minh nhận định: Thơ là tự truyện của khát vọng

Bài văn Phân tích và chứng minh nhận định: Thơ là tự truyện của khát vọng

"Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi

Còn một nửa để mùa thu làm lấy

Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá

Nó không là anh nhưng nó là mùa thu”

(Chế Lan Viên)

Thơ ca được nảy nở từ những hạt mầm của tương tư. Mỗi bài thơ là một thế giới riêng, mỗi trang thơ là biết bao dòng cảm xúc ngưng đọng, ấp ủ bên trong. Thơ ca giống như là “dây tơ hồng” nối trái tim người này với trái tim người nọ, làm cho họ hòa chung một nhịp thở, một nghĩ suy, một trái tim. Qua những vần thơ, người nghệ sĩ thể hiện những khát khao, mong muốn, tư tưởng, tình cảm của mình. Vì vậy, đã có người cho rằng “Thơ là tự truyện của khát vọng.”

Gorki đã từng quan niệm rằng thơ chính là tâm hồn, thơ là một đỉnh cao của cảm xúc phát khởi từ lòng người, mang trong nó cái tình cảm, cảm xúc ngất ngây của thi nhân. Hiểu theo nghĩa gốc thì thơ là cái bên trong, cái cảm, cái nghĩ của tác giả, là cái chủ quan của nội tâm trước cuộc sống tươi đẹp, hay khổ đau. I. Michel Malbosc cũng cho rằng “thơ là tự truyện của khát vọng”. Tự truyện là những tác phẩm văn học tự sự mà tác giả tự kể về chính mình, ở đó bản thân mình vừa là chất liệu để khai thác, vừa là đối tượng để khám phá, giãi bày. Thơ là tự truyện của người nghệ sĩ, nhưng không chỉ nói chuyện mình mà từ chuyện mình vươn tới chuyện người, chuyện đời. Qua thơ, thi sĩ thể hiện khát vọng của mình. Khát vọng là mong muốn, hoài bão, khao khát…thường trực, mãnh liệt trong tâm hồn con người, hướng tới những điều lớn lao, tốt đẹp ở phía trước. Khát vọng được thể hiện qua thơ tức là được chuyển tải qua hình thức ngôn ngữ đặc thù của thơ, qua xúc cảm và sự sáng tạo của tác giả. Nhận định “Thơ là tự truyện của khát vọng” đã khẳng định đặc trưng và giá trị của thơ.

Thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ là tiếng nói của cái tôi nội cảm với những rung động cảm xúc, thái độ của tác giả trước cuộc đời. Cảm xúc ở trong thơ không phải là thứ cảm xúc mờ nhạt, nhàn nhạt mà đó là tình cảm ở mức độ mãnh liệt nhất, thôi thúc nhất, khiến người nghệ sĩ sáng tạo. Sinh ra từ nhu cầu tự tình, giãi bày của người nghệ sĩ, nên mỗi bài thơ chất chứa một cõi lòng riêng, in đậm dấu ấn riêng của tác giả. Thơ tuy biểu hiện những cảm xúc, tâm sự riêng tư, nhưng những tác phẩm thơ chân chính bao giờ cũng mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về nhân loại. Mỗi bài thơ không chỉ là tiếng nói riêng của nhà thơ mà còn là tiếng nói đồng điệu. Bạn đọc tìm đến với thơ là tìm đến tiếng nói đồng điệu, đi tìm hồn mình trên trang viết của nhà thơ. Cái được giãi bày trong thơ không chỉ dừng lại ở nỗi niềm tâm sự mà quan trong hơn nó là nguyện ước, mong muốn, khao khát của con người. Khi tiếng lòng riêng của nhà thơ hoà nhịp với khát vọng muôn đời của nhân loại thì khi đó tác phẩm đạt đến tầm nhân loại phổ quát, đạt đến giá trị vĩnh hằng. Bởi những tình cảm, cảm xúc hay khát khao được bộc lộ không chân thành, sâu sắc, ám ảnh thì không thể tạo nên sự đồng cảm ở độc giả, cũng có ý nghĩa là thơ thiếu sức sống. Điều đó đánh mất dần vai trò chính đáng của thơ ca trong đời sống nội tâm của người đọc. Tác phẩm “Sóng “ của nhà thơ Xuân Quỳnh tiếng lòng, khao khát sống, và yêu mãnh liệt của thi nhân.

Thơ chị là tiếng lòng của một tâm hồn giàu trắc ẩn, luôn khao khát hạnh phúc bình dị, đời thường. Xuân Quỳnh được ví như cánh chuồn trong giông bão bởi cuộc đời quá nhiều vất vả, đa đoan. Trong bài thơ Sóng, nữ sĩ Xuân Quỳnh nỗi nhớ da diết về người mình yêu:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. Dù con sóng dưới lòng sâu nhiều thao thức hay con sóng nổi trên mặt nước bao la vô tận, vô cùng thì tất cả mọi con sóng đều hướng tới bờ, nhớ về bờ. Sóng là hình ảnh ẩn dụ về nỗi nhớ của người con gái. Nỗi nhớ ấy nồng nàn với nhiều cung bậc. Có khi mãnh liệt lớn lao như biển cả, có lúc lại da diết " ngày đêm không ngủ được", có lúc lại trải rộng thiết tha với không gian phương Bắc, phương Nam. Hình ảnh sóng được nhân hóa mang tình em và nỗi nhớ của em thật thi vị. Từ cảm "ôi" xuất hiện giữa dòng thơ như một tiếng lòng ngân rung với muôn ngàn nhớ nhung tha thiết.  Có thể nói, nỗi nhớ ấy  như sóng biển không bao giờ đứng yên, không bao giờ ngừng lặng mà luôn sôi nổi trào dâng, thao thức, rạo rực trong tâm hồn.

Nỗi nhớ của người con gái được diễn tả gián tiếp qua hình ảnh ẩn dụ sóng. Nỗi nhớ ấy tự nhiên, hồn nhiên say đắm nhưng dường như vẫn chưa đủ mà còn được thể hiện lần nữa trực tiếp qua nỗi nhớ của nhân vật trữ tình em:

"Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức"

Nỗi nhớ không chỉ chiếm lĩnh trọn vẹn mọi không gian, thời gian mà còn xâm chiếm tâm hồn người phụ nữ ngay cả trong cõi vô thức, tiềm thức lẫn ý thức, cả khi tỉnh lẫn khi mơ: "Cả trong mơ còn thức".Thơ gắn liền với chiều sâu tâm hồn, với thế giới nội tâm sâu kín của con người. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã thể hiện tấm lòng thủy chung của người con gái trong tình yêu :

     “Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

​Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương”

“Phương Bắc, phương Nam “là hai miền không gian xa đằng đẵng. Hai chữ “xuôi” “ngược” lại chỉ sự vận động trái chiều làm cho không gian hai miền Nam Bắc càng trở nên cách xa vời vợi hơn. Vì thế, phương Bắc và phương Nam trở thành biểu tượng của sự xa xôi, cách trở. Tình yêu, không chỉ có hạnh phúc nhớ nhung thổn thức vô bờ mà còn trải qua bao thử thách, chông gai mới đến được bến bờ hạnh phúc. Dù không gian mở rộng đa chiều phương Bắc, phương Nam đầy cách xa, trắc trở; dù thiên nhiên, trời đất đổi thay xuôi, ngược nhưng trái tim em chỉ hướng về một phương duy nhất: phương anh. Câu thơ “Nơi nào em cũng nghĩ – Hướng về anh một phương”, khẳng định tấm lòng thủy chung của người phụ nữ. Tình yêu của người phụ nữ thật vô cùng sắt son, chung thủy.  Tất cả cho thấy, tình yêu, nỗi nhớ trong lòng người con gái cồn cào da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn dạt dào như những con sóng biển triền miên vô hồi, vô hạn. 

“Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng.” (Biêlinxki). Thơ thuộc phương thức trữ tình nên thơ lấy điểm tựa ở sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ trước cuộc đời. Thơ là những rung động và cảm xúc của con người trước cuộc sống được bộc lộ một cách chân tình, tự nhiên. “ Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người” (Tố Hữu). Qua đó, nhà thơ bày tỏ những tâm tư, tình cảm, tư tưởng, rung động của người nghệ sĩ trước  cuộc đời.

Thanh Huyền
5/3/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question