Phân tích và chứng minh câu nói của Hoài Thanh: Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi

Hoài Thanh là một trong những cây bút phê bình văn học xuất sắc của văn học Việt Nam. Dưới đây là bài văn Phân tích và chứng minh câu nói của Hoài Thanh: Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi


Dàn ý Phân tích và chứng minh câu nói của Hoài Thanh: Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhận định

b. Thân bài:

* Giải thích nhận định: Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi

- Nhận định trên của Hoài Thanh được trích trong bài Một thời trong thi ca, được in trong cuốn sách Thi nhân Việt Nam.

- Ý kiến của nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã khẳng định điều cốt lõi làm nên tinh thần thơ mới là cái “tôi”. 
Hoài Thanh đã khái quát khá toàn diện đặc điểm thơ ca và xu hướng sáng tác của các nhà thơ giai đoạn chuyển thời đầu thế kỉ 20. Chưa bao giờ, trong nền thi ca Việt Nam lại ồ ạt xuất hiện những tác giả lớn, những tác phẩm hay như thời địa này. 

* Phân tích nhận định: Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi

- “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi”.

- "Cái tôi" của Thơ mới đối lập với "cái ta”. Thơ cũ là tiếng nói của cái ta, gắn liền với đoàn thể, cộng đồng, dân tộc. Thơ mới là tiếng nói của cái tôi với nghĩa tuyệt đối, gắn liền với cái riêng, cái cá nhân, cá thể.

- Cái “tôi” ấy muốn bức phá khỏi mọi ràng buộc và tự lập nên một thế giới riêng.

- Thế nhưng "Cái tôi" của các nhà Thơ mới thật đáng thương và tội nghiệp vì nó đã đem đến cho tâm hồn hộ nỗi buồn lạnh và bơ vơ, muốn thoát đi đâu cũng không được. “Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh”. Bởi họ là những thi nhân mất nước, đang sống trong cuộc đời mỏi mòn, tù túng lúc bấy giờ, lại mang trong mình "cái tôi" cô đơn, bé nhỏ của các thi sĩ lãng mạn.

 - Các nhà thơ đã đi tìm đến cái cá tiếng nói cá nhân của mình,cái tôi của mình,nhưng trước cái tôi bị bế tắc trước thực tại nên càng đi sâu càng lạnh. 

- Mỗi nhà thơ đều tìm cho mình 1 con đường vượt thác khác nhau: Có khi đó là thế giới của mơ mộng, đắm say trong thơ của Thế Lữ, Xuân Diệu. Có khi lại là thế giới của sự điêu tàn, rệu rã trong thơ Chế Lan Viên. Có khi là thế giới của bóng trăng ma quái trong thơ Hàn Mặc Tử. Có khi nó là thế giới huyền hoặc như thực như mơ Lưu trọng Lư, Bích Khuê,..

 * Chứng minh nhận định: Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi 

- Bai thơ “Tiếng sáo Thiên Thai” của Thế Lữ “gói” tiếng sáo vào thể lục bát nhưng lại là cách đưa bạn đọc bay lên chiêm bái thế giới bồng lai bằng đôi cánh sáu tám của thể lục bát truyền thống: “Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi/ Bên rừng thổi sáo một hai kim đồng”

 - Khác với Thế Lữ, Lưu Trọng Lưu lại chọn cách phiêu lưu trong trường tình. Thơ Lưu Trọng Lưu mang đậm chất chấm phá theo kiểu thiền, truyền đạt được nguồn sinh cảm để vật tự tỏa sáng. Bài “Tiếng thu” đã gợi được một cách thần tình ấy.

- Hoài Thanh còn muốn “điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên” trong thế giới ma mị, kinh hồn. Ông tìm thấy trong thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên một sức “điên cuồng” tuyệt đỉnh.

- Cuối cùng, ông dừng lại để “đắm say cùng Xuân Diệu” trong suối nguồn tươi mát, bay bổng của tình yêu bất tận, thể hiện trong bài thơ “Vội vàng”. 

c. Kết bài: Khẳng định lại giá trị nhận định

Phân tích và chứng minh câu nói của Hoài Thanh: Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi


Bài văn Phân tích và chứng minh câu nói của Hoài Thanh: Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi

Thơ ca Việt Nam trong mỗi thời kì lại có một màu sắc, một dấu ấn rất riêng. Các sáng tác thơ luôn là sự phản ánh tâm hồn và thời đại một cách sâu sắc. Nói về phong cách của các tác giả Thơ mới, nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét: Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, phiêu lưu trong trường tình của Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử , Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy cận. Cả trời thực, trời mộng vẫn neo neo theo hồn ta.”

Nhận định trên của Hoài Thanh được trích trong bài Một thời trong thi ca, được in trong cuốn sách Thi nhân Việt Nam. Ý kiến của nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã khẳng định điều cốt lõi làm nên tinh thần thơ mới là cái “tôi”. Hoài Thanh đã khái quát khá toàn diện đặc điểm thơ ca và xu hướng sáng tác của các nhà thơ giai đoạn chuyển thời đầu thế kỉ 20. Chưa bao giờ, trong nền thi ca Việt Nam lại ồ ạt xuất hiện những tác giả lớn, những tác phẩm hay như thời địa này.

Theo Hoài Thanh, tinh thần Thơ mới nằm trong một chữ "tôi". “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi”. "Cái tôi" của Thơ mới đối lập với "cái ta”. "Cái tôi" là bản ngã của mỗi con người mà ai cũng có. Thơ cũ là tiếng nói của cái ta, gắn liền với đoàn thể, cộng đồng, dân tộc. Thơ mới là tiếng nói của cái tôi với nghĩa tuyệt đối, gắn liền với cái riêng, cái cá nhân, cá thể. "Cái tôi"- đó chính là "khát vọng được thành thực" như Hoài Thanh đã nói, là sự tự khẳng định bản ngã của nhà thơ trước cuộc đời, là sự tự ý thức về cá nhân mình trong cuộc sống xã hội. Cái “tôi” ấy muốn bức phá khỏi mọi ràng buộc và tự lập nên một thế giới riêng.

Thế nhưng "Cái tôi" của các nhà Thơ mới thật đáng thương và tội nghiệp vì nó đã đem đến cho tâm hồn hộ nỗi buồn lạnh và bơ vơ, muốn thoát đi đâu cũng không được. “Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh”. Bởi họ là những thi nhân mất nước, đang sống trong cuộc đời mỏi mòn, tù túng lúc bấy giờ, lại mang trong mình "cái tôi" cô đơn, bé nhỏ của các thi sĩ lãng mạn. Các nhà thơ đã đi tìm đến cái cá tiếng nói cá nhân của mình,cái tôi của mình,nhưng trước cái tôi bị bế tắc trước thực tại nên càng đi sâu càng lạnh. Trốn chạy vào các ngả đường của ý thức cá nhân làm cho tất cả cái cái tôi thơ mới trở lên lạc lõng. Vì thế mỗi nhà thơ đều tìm cho mình 1 con đường vượt thác khác nhau: Có khi đó là thế giới của mơ mộng, đắm say trong thơ của Thế Lữ, Xuân Diệu. Có khi lại là thế giới của sự điêu tàn, rệu rã trong thơ Chế Lan Viên. Có khi là thế giới của bóng trăng ma quái trong thơ Hàn Mặc Tử. Có khi nó là thế giới huyền hoặc như thực như mơ Lưu trọng Lư, Bích Khuê,...

Bai thơ “Tiếng sáo Thiên Thai” của Thế Lữ “gói” tiếng sáo vào thể lục bát nhưng lại là cách đưa bạn đọc bay lên chiêm bái thế giới bồng lai bằng đôi cánh sáu tám của thể lục bát truyền thống: “Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi/ Bên rừng thổi sáo một hai kim đồng”. Tiếng sáo mở ra không gian để đưa độc giả “bay” theo cùng đôi hạc trắng: “Trời cao, xanh ngắt - Ô kìa/ Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai”. “Hạc trắng” chính là nhắc lại điển tích Lộng Ngọc - Tiêu Sử như là một cách cổ tích hóa để đẩy không gian về thuở cổ điển ngày xưa. Chỉ trong không gian ấy tiếng sáo mới càng trở nên huyền thoại, mơ màng, bay bổng, tất nhiên cũng không vật cản như trong cổ tích: “Khi cao, vút tận mây mờ/ Khi gần, vắt vẻo bên bờ cây xanh/ Êm như lọt tiếng tơ tình/ Đẹp như Ngọc nữ uốn mình trong không”...

Khác với Thế Lữ, Lưu Trọng Lưu lại chọn cách phiêu lưu trong trường tình. Thơ Lưu Trọng Lưu mang đậm chất chấm phá theo kiểu thiền, truyền đạt được nguồn sinh cảm để vật tự tỏa sáng. Bài “Tiếng thu” đã gợi được một cách thần tình ấy: 

“Em không nghe mùa thu 

Dưới trăng mờ thổn thức? 

Em không nghe rạo rực 

Hình ảnh kẻ chinh phu 

Trong lòng người cô phụ?

Em có nghe hay là không có nghe, ai biết? Ý thơ mơ hồ đẩy nhẹ người đọc vào thế giới huyền diệu, và bắt đầu đi tìm lời giải đáp. Lưu Trọng Lư lúc này giống như một vị đạo sĩ có tài thôi miên, điều khiển người đọc bước đi trong khu rừng huyền bí. Một khu rừng nhỏ nhưng không thể nào thoát ra được. Để đến khi nghe “Tiếng lá khô xào xạc”, nhìn thấy “Con nai vàng ngơ ngác. Đạp lên lá vàng khô” mới hay chưa từng bước đi mà cảnh vật đang cuôn xoay trước mắt giống như một cuốn phim ngắn mê hoặc đến sững sờ.

Chưa hết, Hoài Thanh còn muốn “điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên” trong thế giới ma mị, kinh hồn. Ông tìm thấy trong thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên một sức “điên cuồng” tuyệt đỉnh, lập tức muốn hào nhập cùng khóc than, kêu gào. Người đọc sẽ không bao giờ quên hình ảnh “Áo em trắng quá!” trong thơ của Hàn Mặc Tử:

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra”.

Cuối cùng, ông dừng lại để “đắm say cùng Xuân Diệu” trong suối nguồn tươi mát, bay bổng của tình yêu bất tận. Có thể nói Xuân Diệu tôn thờ tình yêu như một thứ tôn giáo và nàng thơ chính là vị giáo chủ. Xuân Diệu tìm thấy thế giới riêng của mình trong tình yêu,yêu chân thành đắm say nhưng vẫn bơ vơ. Xuân Diệu khát khao tình yêu nhưng vẫn luôn lo lắng trước tình đời tình người, sự trôi chảy của thời gian và sự hạn hẹp của cuộc đời con người. Nhiều khi ông cũng thấy cuộc sống của mình cô độc một cách tuyệt đối: ta là một là riêng là thứ nhất không có ai bạn bè hiểu hồn ta.

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.

Nhận định để khẳng định sự thắng lợi của Thơ mới đã thay thế cho thơ cũ và mở ra "một thời đại trong thi ca" như là một tất yếu của tiến trình lịch sử văn học Việt Nam đồng thời ca ngợi và ủng hộ sự giải phóng của cái tôi và những mặt tích cực của nó. Với cách nhìn nhận khoa học, tiến bộ, cách viết tài hoa, tinh tế, tác giả đã nêu một cách đầy đủ và thuyết phục về tinh thần thơ mới.

Thanh Huyền
6/3/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question