Phân tích tính đa nghĩa của hệ thống hình ảnh được sử dụng trong đoạn trích Gửi hương cho gió

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tính đa nghĩa của hệ thống hình ảnh được sử dụng trong đoạn thơ Gửi hương cho gió của Xuân Diệu.

Tìm hiểu tác giả Xuân Diệu và bài thơ Gửi hương cho gió

Tác giả xuân Diệu

Tiểu sử

– Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu

– Bút danh: Trảo Nha

– Năm sinh: 2/2/1916 tại Xã Hoà Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

– Năm mất: 18/12/1985

–  Quê cha: Làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

–  Cha: Ngô Xuân Thọ, giáo viên

Học vấn:

–  Học tại Tuy Phước đến năm 11 tuổi (1927)

–  Học và tốt nghiệp tú tài ở Huế (1936-1937)

–  Học trường Luật tại Hà Nội từ năm 1937

Sự nghiệp:

– Thời gian đầu:

+ Thành viên nhóm Tự lực văn đoàn (1938-1940)

+ Làm tham tá thương chánh tại Mỹ Tho (1940)

+ Làm nghề viết văn tại Hà Nội (1942)

– Tham gia cách mạng:

+ Tham gia Việt Minh và kháng chiến (1944)

+ Di tản lên chiến khu Việt Bắc, hoạt động văn nghệ cách mạng

– Sau hòa bình: Sống và làm việc tại Hà Nội cho đến khi mất

Tác phẩm tiêu biểu:

– Thơ thơ (1938)
– Gửi hương cho gió (1945)
– Ngọn quốc kỳ (1945)
– Một khối hồng (1964)
– Thanh ca (1982)
– Tuyển tập Xuân Diệu (1983)
– Truyện ngắn Phấn thông vàng (1939)
– Nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học

Đóng góp nghệ thuật:

– Phong cách thơ: Rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khao khát yêu thương

– Chủ đề: Ca ngợi tình yêu với muôn sắc điệu, âm thanh, hương vị

– Ảnh hưởng: Từ thi ca lãng mạn Pháp

– Tư tưởng: Sống để yêu và phụng sự cho tình yêu

– Chuyển biến: Từ khi tham gia Việt Minh, ông chuyển sang ca ngợi cách mạng với bút pháp phong phú, giọng điệu trầm hùng, tráng ca, chính luận, và tự sự trữ tình.

Bài thơ Gửi hương cho gió

Bài đọc:

Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm
Đem gửi hương cho gió phũ phàng!
Mất một đời thơm trong kẽ núi,
Không người du tử đến nhằm hang!

Hoa ngỡ đem hương gửi gió kiều,
Là truyền tin thắm gọi tình yêu.
Song le hoa đợi càng thêm tủi:
Gió mặc hồn hương nhạt với chiều.

Tản mác phương ngàn lạc gió câm,
Dưới rừng hương đẹp chẳng tri âm;
Tên rừng hoa đẹp rơi trên đá,
Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm.

*

Tình yêu muôn thủa vẫn là hương;
Biết mấy dòng thơm mở giữa đường,
Đã mất tình yêu trong gió rủi,
Không người thấu rõ đến nguồn thương!

Thiên hạ vô tình nhận ước mơ,
Nhận rồi không hiểu mộng và thơ…
Người si muôn kiếp là hoa núi,
Uổng nhuỵ lòng tươi tặng khách hờ!

 

Nội dung: Bài thơ Gửi hương cho gió của Xuân Diệu viết về chút hương tình gửi cho gió. Là một chút hương tình mượn gió gửi tin thắm gọi tình yêu, nhưng hoa đợi lại thêm tủi, gió mặc hồn hương nhạt trong chiều. Đây chính là sự si tình của những người yêu đơn phương, không được đáp trả. Qua đó thể hiện sự tinh tế của Xuân Diệu trong việc đặc tả cảm xúc của người đang yêu.

Hoàn cảnh ra đời: Gửi hương cho gió ra đời sau Thơ thơ 7 năm, thời điểm mà tư tưởng lãng mạn của Xuân Diệu đang ở đỉnh cao, nên 50 bài thơ ở đây đều mang những nỗi buồn rất não nùng. Buồn vì vô cớ, vì cô quạnh, vì bị chia cắt… cho đến buồn vì lo sợ ngày mai, buồn vì chuyện thiên cổ. Gốc tích của nỗi buồn đa phần là do tình yêu: bị tình phụ, bị từ chối, bị làm ngơ. Thơ ở đây là tiếng nói của một tâm hồn bị trói buộc bởi những sự lo lắng, mặc cảm, sợ hãi… Dù cất tiếng gọi tìm tình yêu một cách hối hả, tâm hồn ấy vẫn mang một trái tim tuyệt vọng, sẵn sàng chịu đựng nỗi đau.

Phân tích tính đa nghĩa của hệ thống hình ảnh được sử dụng trong đoạn trích Gửi hương cho gió

– Nghĩa tả thực: bài thơ nói về những bông hoa đẹp nhưng ở nơi rừng sâu hoang vắng, dù đã có gió đưa mùi hương bay đi, nhưng cũng không có một ai tìm đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa. Cuối cùng, hoa tàn rụng trong cô quạnh.

– Nghĩa biểu tượng:

+ Hình ảnh “hoa đẹp nở trong rừng thẳm” là biểu tượng cho những tấm lòng tươi trẻ, đang độ rực rỡ, đang độ khao khát tình yêu.

+ Những bông hoa “gửi hương cho gió”, đó chính là khát vọng muốn gặp được người trong mộng, người yêu, người tri âm tri kỉ của lòng mình.

+ Nhưng rồi khát vọng ấy không được đền đáp, tấm lòng không kiếm được kẻ tri âm, tuổi trẻ dần tàn theo năm tháng trong cô đơn, lạnh lẽo.

=> Đoạn thơ cho ta thấy được nỗi cô đơn rợn ngợp, tấm lòng khát khao giao cảm với cuộc sống, một nét rất đặc trưng trong phong cách thơ Xuân Diệu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *