Cảnh xuân, đất trời mùa xuân luôn là đề tài, nguồn cảm hứng vô tận của thi ca. Mùa xuân trong thơ Tản Đà cũng tràn đầy không khí vui tươi, sự sinh sôi nảy nở của vạn vật, của tình yêu và hạnh phúc. Dưới đây là phân tích tác phẩm Cảm xuân của tác giả Tản Đà do Hocmai360 biên soạn, cùng điểm qua và tham khảo nhé.

Phân tích tác phẩm Cảm xuân của tác giả Tản Đà

Mở bài

Trong tất cả các mùa có lẽ mùa xuân là mùa được các nhà văn nhà thơ ưu ái hơn hết, các thi sĩ đã đưa đề tài mùa xuân vào nguồn cảm hứng sáng tác của mình để đem đến cho độc giả những cảm xúc sâu lắng nhất.  Tản Đà là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên với sông Đà quê hương của tác giả. Tản Đà cũng là một trong những thi sĩ đưa mùa xuân, cảnh xuân vào trang thơ của mình. Qua tác phẩm “Cảm xuân” ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

Pháo đốt vui xuân rộn phố phường

Xuân về riêng cảm khách văn chương

Hồng phơi loá mắt chùm hoa giấy

Trắng nhuộm phơ đầu mái tóc sương

Cành liễu đông tây cơn gió thổi

Con tằm sống thác sợi tơ vương

Xuân này biết có hơn xuân trước

Hay nữa xuân tàn hạ lại sang?

Thân bài

Luận điểm 1: Nhan đề tác phẩm

Ngay đầu nhan đề tác phẩm ta đã cảm thấy sợ mới lạ, gây hấp dẫn. Tác giả đặt tên bài thơ “Cảm xuân” chứ không phải ngày xuân hay cảnh xuân. Cảm xuân nghĩa là dùng hồn mình để cảm nhận thiên thiên, cảm nhận sự thay đổi của đất trời.

 

Luận điểm 2: Giới thiệu đôi nét về đề tài mùa xuân

Trong bốn mùa xuân hạ thu đông, có lẽ mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Nếu như mùa hè với cái nắng chói chang oi bức, mùa thu với chiếc lá vàng rơi đượm buồn. Mùa đông với cái lạnh của gió sét, là sự cô đơn lạnh lẽo. Thì xuân đến trời bắt đầu sinh sôi này nở, những tia nắng dịu lấp ló qua ô cửa sổ. Mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm mới, cầu mong những điều may mắn tốt đẹp. Tản Đà cũng cảm nhận thiên nhiên đất trời, ông đã tái hiện rõ nét Qua bài “Cảm xuân” tràn đầy màu sắc làm lay động lòng người.

Luận điểm 3: Sự bừng tỉnh khi xuân đến

Mở đầu bài thơ với hình ảnh “pháo đốt vui xuân rộn phố phường”, sự bừng tỉnh của mùa xuân, sự vui tươi nhộn nhịp của một năm mới. Tết Nguyên đám là dịp lễ quan trọng, là nét văn hóa cổ truyền của người dân Việt Nam. Trong không khí tưng bừng đón chào ngày Tết, pháo hoa đêm giao là sự bừng tỉnh, hân hoan, hạnh phúc ngập tràn. Sự bừng tỉnh của đất trời hay cũng chính là sự bừng tỉnh của lòng người “xuân về riêng cảm khách văn chương”. Mùa xuân đến khi gợi sự bừng tỉnh trong tâm trí nhà thơ, mang đến niềm vui nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho những người đang làm văn, viết thơ.

Tản Đà rất tinh tế khi hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận sự thay đổi của đất trời. “Hồng phơi loá mắt chùm hoa giấy/ Trắng nhuộm phơ đầu mái tóc sương”. Chùm hoa giấy là đại diện của sắc màu tươi mới, là sự sống tràn đầy màu sắc rực rỡ. “Trắng nhuộm phơ đầu mái tóc sương” nói về sự trong trẻo, tinh khôi của mùa xuân, của lòng người. Tản Đà khéo léo dùng biện pháp đảo ngữ: “chùm hoa giấy”- “hồng phơi lóa mắt”, “đầu mái tóc sương”- “nhuộm trắng phơ đầu” nhấn mạnh sự tươi tắn, đa màu sắc của chùm hoa giấy, trong trắng tinh khôi thanh khiết của đất trời và của tuổi già hiện lên mái tóc sương.

Luận điểm 4: Mùa xuân thay đổi theo thời gian

Những cơn gió nhẹ nhẹ của mùa xuân hòa quyện cùng không khí tươi ấm của đất trời làm rung động bao trái tim con người. Nhắc đến cành liễu gợi lên cảm giác lưu luyến trong lòng người đọc. Phải chăng nhà thơ đang cảm nhận rõ sự thay đổi của thời gian. Con tằm là loài vật suốt đời chỉ ăn lá dâu và chắt lọc bao nhiêu tinh túy làm ra sợi tơ quý báu. Hình ảnh “con tằm sống thác sợi tơ vương” liên tưởng đến những người phụ nữ Việt Nam chăm chỉ, cần cù chịu thương chịu khó. Chính những vết nét đẹp bình dị ấy làm lên nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Kết bài

Tác giả đã đặt ra câu hỏi “xuân này biết có hơn xuân trước” như một lời suy ngẫm trước sự thay đổi của thời gian. Bài thơ “Cảm xuân” với những hình ảnh quen thuộc của sắc trời, Tản Đà thể hiện tình yêu quê hương, yêu đất nước. Bằng cảm nhận tinh tế về thiên nhiên nhà thơ đã mang đến cho độc giả một tác phẩm mang giá trị độc đáo, làm lay động lòng người.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *