Viết bài văn phân tích nhân vật Trần Việt Chiến trong truyện ngắn Nhện và người (Trần Duy Phiên)
Tìm hiểu về tác giả Trần Duy Phiên và truyện ngắn Nhện và người
Tác giả Trần Duy Phiên
Tiểu sử:
Trần Duy Phiên sinh năm 1942 tại Huế.
Học vấn:
Học tại Đại học Sư phạm và Đại học Văn khoa Huế từ những năm 60 của thế kỉ XX.
Sự nghiệp:
– Phong cách văn chương: Văn phong sắc cạnh, bạo liệt, đặc biệt khi miêu tả cái ác và sự thảm khốc của chiến tranh.
– Sau khi tốt nghiệp, ông dạy học tại Kon Tum trong suốt 40 năm, nơi này trở thành quê hương thứ hai của ông.
– Sau năm 1975, ông nghỉ dạy học và làm nhiều nghề để kiếm sống.
– Từ giữa thập niên 80, ông trở lại sáng tác và xuất bản nhiều tác phẩm gây chú ý.
– Đặc điểm sáng tác: Tư tưởng sinh thái, thể hiện mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, tiêu biểu trong bộ ba truyện ngắn: “Kiến và người”, “Mối và người”, “Nhện và người”.
– Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Đốt lửa sau mây (truyện dài, 1969)
- Trước khi mặt trời mọc (tập truyện, 1972)
- Trăm năm còn lại (tiểu thuyết, 1996)
- Kiến và người (tập truyện, 1996)
- Ngược dòng phù hoa (tập truyện, 1997)
Truyện ngắn Nhện và người
Nội dung: Đoạn trích “Nhện và người” của tác giả Trần Duy Phiên đã mượn hình ảnh con nhện dệt tơ để gửi gắm thông điệp về tầm quan trọng của việc quan sát, học hỏi từ thiên nhiên. Qua đó, tác giả khẳng định ý kiến: “Hãy nhìn sâu vào thiên nhiên, bạn sẽ thấu hiểu mọi thứ rõ ràng hơn”.
Phân tích nhân vật Trần Việt Chiến trong truyện ngắn Nhện và người (Trần Duy Phiên)
+ Trần Việt Chiến – chân dung của một “con ngựa chiến” (chú ý phần 1, 2 của văn bản): Một chân dung “ngôi sao”, chói loá, như kết tinh tất cả ưu ái của tạo hoá, “kiểu mẫu của muôn loài”. Từ khi nhỏ tuổi cho đến lúc trưởng thành, trong môi trường nào Chiến cũng toả sáng (thuở măng non là “thần đồng”, thời tiểu học “toả sáng như một ngôi sao”, lên trung học thì “luôn đứng đầu khối”, “xuất sắc tất cả các môn, vào đại học thì “đỗ thủ khoa cùng lúc hai trường”, hoàn tất văn bằng với “thứ hạng cao nhất”, học tiến sĩ thì đạt “hạng tối ưu”; không chỉ giỏi khoa bảng mà còn được trời phú cho năng khiếu,…); tất cả những mĩ từ dường như đều được sử dụng để miêu tả Chiến; điểm nhìn bên ngoài, khách quan, kể theo lối khẳng định chắc chắn như “đinh đóng cột” tạo dự đoán cho người đọc về những thành công vượt bậc của Chiến trong tương lai,… Ngay trong cách kể về thói tật cũng ngầm ý tự hào, tôn cái tài của Chiến, bởi tật ấy sinh ra là bởi do “lắm tài”, tức cũng rất “sang trọng”, vẫn ngời ngời. Tính cách, thái độ của Chiến: đơn độc, “nhất nhân nhất hộ”, “hãnh hách đến cực đoan”, không sống được với người khác, loài khác, thích một mình một giường, một phòng khách sạn, không ngó ngàng đến nhà cửa, ăn cơm bụi, đọc sách và ngủ,… Chú ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “con ngựa chiến”: tự tin, bất kham, ngang tàng, hung hăng, hiếu chiến, hiếu thắng,…
+ Trần Việt Chiến – sự nếm trải “cú knockout” của tự nhiên và những vỡ lẽ, giác ngộ sâu sắc (chú ý phần 3, 4 của văn bản): Tình huống truyện xuất hiện: Chiến phát hiện vật lạ trên trần mùng – một con nhện đang “bủa lưới săn mồi”, anh ta quyết định biến cái màn của mình thành cái bẫy và chờ đợi sự chết đói dần mòn của con nhện. Nhưng rốt cuộc, anh ta phát hiện ra nhện không chết mà còn sinh nở. Quan trọng hơn, không phải anh ta bẫy nhện mà nhện bẫy ngược lại anh ta, nhện biến anh ta thành con mồi để bẫy lũ muỗi làm thức ăn,… (Diễn biến tâm trạng, hành động của Chiến trước khi phát hiện ra “bí mật” của tự nhiên: ngạc nhiên chưa biết là cái gì, phát hiện ra con nhện, rủa thầm con nhện là “đồ ngu”, thích chí cười ha ha vì thấy bẫy săn mồi của nhện tựa như bức biếm hoạ vẽ người ngồi câu cá giữa sa mạc,… Từ chỗ tò mò, ngạc nhiên, đến hợm hĩnh, trịch thượng, đến những biểu hiện của suy nghĩ và hành vi ác độc được kích thích càng ngày càng mạnh mẽ hơn. Diễn biến tâm trạng và hành động của Chiến khi phát hiện ra mình bị hạ gục như thế nào: chú ý đoạn “Chiến quỳ thẳng… Chiến giật mình”). Sự di chuyển điểm nhìn từ bên ngoài hoàn toàn khách quan của người kể chuyện sang điểm nhìn bên trong, kể xuyên qua suy nghĩ, cảm nhận cá nhân của nhân vật Chiến để nhấn mạnh quá trình tự nhận thức của nhân vật; ngôn ngữ kể hoà vào ngôn ngữ độc thoại nội tâm tạo nên kiểu lời nửa trực tiếp; giọng điệu hài hước; cách tách câu văn cuối cùng thành một đoạn văn và đối lập với câu mở đầu; cách kể theo trình tự thời gian; sự vỡ lẽ, giác ngộ của Chiến: Chiến nhận ra điều gì ở bản thân? Chiến nhận ra điều gì ở thế giới tự nhiên? “Hết muốn làm con ngựa chiến” thì Chiến muốn làm gì?…
– Khái quát chủ đề và đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản:
+ Nội dung:
Qua nhân vật Chiến được “soi chiếu”, phát hiện từ một tình huống truyện giàu ý nghĩa nhận thức, truyện thể hiện sự thức nhận về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Tư tưởng nhân loại là trung tâm, là chúa tể của muôn loài đã đẩy dục vọng của con người “đi quá xa, làm cho con người trở nên ích kỉ, trịch thượng, hợm hĩnh, kẻ cả, “đấu đá”, “ăn thua” với tự nhiên. Con người cần nhận thức lại rằng nhân loại chỉ là một phần của giới tự nhiên. Vì vậy nếu con người sống thù địch với tự nhiên, ắt sẽ phải trả giá đắt. Hãy tôn trọng thiên nhiên, biết kính trọng thiên nhiên!
+ Nghệ thuật:
Truyện được viết từ cảm quan sinh thái; tình huống truyện độc đáo; mạch tự sự đi theo hành trình tự nhận thức của nhân vật; ngôn ngữ kể linh hoạt, hàm súc, giàu sắc thái đối thoại; bút pháp “đòn bẩy”: bắt đầu từ việc xây dựng chân dung hoàn hảo của con người và kết lại bằng sự thảm bại của nó trước những thứ vô cùng bé nhỏ trong tự nhiên,…