Phân tích nhân vật Giave trong người cầm quyền ngắn gọn

Đọc "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" nhân vật Gia-ve để lại cho ta bao nỗi hãi hùng. Dưới đây là bài văn phân tích nhân vật Giave trong người cầm quyền


Dàn ý phân tích nhân vật Giave trong người cầm quyền

a. Mở bài

- Khái quát về vấn đề cần nghị luận: nhân vật Gia ve 

b. Thân bài

* Giới thiệu khái quát tác giả Victor Hugo

- V. Huy- gô nổi tiếng là một trong những thiên tài văn học hàng đầu của thế giới trong thế kỷ XIX.  

- Ông chứng kiến tất thảy những biến động to lớn của nước Pháp trong gần suốt thế kỉ XIX. 

- Các tác phẩm văn học của ông không chỉ mang giá trị nhân đạo sâu sắc mà còn truyền đạt những thông điệp về lòng nhân ái. 

- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông như là “Chín mươi ba”, “Nhà thờ đức bà Pari”, “ Những người khốn khổ”,...

* Giới thiệu về đoạn trích Người cầm quyền

- Đoạn trích  “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nằm trong phần đầu của tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.

- Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền có nội dung xoay quanh cuộc gặp gỡ giữa Gia ve, thị trưởng Ma-đơ-len (Giăng Van giăng) và người phụ nữ Phăng-tin. 

- Đoạn trích đã xây dựng thành công hai nhân vật đó là Gia-ve và Giăng Van-găng. 

* Phân tích nhân vật Gia ve

- Gia-ve hiện lên là một tên cảnh sát độc ác và tàn nhẫn.

+ Hắn mang diện mạo của một con ác thú, bộ mặt gớm ghiếc, nhìn vào hắn có cảm tưởng như không thể chịu đựng được.

+ Hắn lại có giọng nói cộc cằn, với những hành động lỗ nãn, bạo ngược, cùng với ánh mắt sắc lạnh. 

+ Ánh nhìn của hắn cũng làm người ta sởn gai ốc, nó tựa như một cái móc sắt.

+ Nụ cười ghê tởm, phô ra hai hàm răng gớm ghiếc. 

- Là một con người không có tính người, tàn nhẫn trước nỗi đau khổ của người khác. 

+Trước hoàn cảnh Phăng- tin bị bệnh, ra sức quát tháo, làm náo loạn cả phòng bệnh. 

+ Hăn dùng lời lẽ thô bạo, mỉa mai, sát phạt đến Phăng-tin, khiến ai nấy cũng đều khiếp sợ. 

+ Khi nghe Giăng Van giang van xin trì hoãn việc bắt lại ba ngày để đi tìm con gái cho Phăng-tin, hắn đã hét lên man rợ, từ chối với thái độ lạnh lùng.

+ Lời nói cử chỉ, hành động của tên hung thần Gia-ve đã làm cho Phăng-tin vô cùng kinh sợ.

+ Trước phản ứng của Giăng Van-giăng như cây bàn tay của Gia-ve đang túm lấy cổ áo mình, nghiêm nghị cảnh cáo tội ác của hắn "đã giết chết" một người đàn bà tội nghiệp, thì hắn "phát khùng hét lên và hăm doạ". Nhưng trước hành động của ông thị trưởng "giật gãy trong chớp mắt chiếc giường cũ nát", "cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Gia-ve trừng trừng", thì tên hung thần cũng biết sợ, hắn "lùi ra phía cửa". 

* Đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích

- Nhân vật Gia-ve đã bộc lộ bản chất của một tên hung thần, một con thú dữ, một con chó nhà trung thành của một xã hội tư bản tàn bạo. 

- Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, đã tái hiện chân thực cuộc đối đầu đầy gay go giữa cái thiện và cái ác. 

c.Kết bài: Suy nghĩ/ Đánh giá của em về nhân vật Gia ve.

Phân tích nhân vật Giave trong người cầm quyền

Bài văn phân tích nhân vật Giave trong người cầm quyền

V. Huy- gô nổi tiếng là một trong những thiên tài văn học hàng đầu của thế giới trong thế kỷ XIX.  Ông chứng kiến tất thảy những biến động to lớn của nước Pháp trong gần suốt thế kỉ XIX. Và trong sáng tác văn học, ông trở thành trung tâm của chủ nghĩa lãng mạn tiến bộ Pháp. Các tác phẩm văn học của ông không chỉ mang giá trị nhân đạo sâu sắc mà còn truyền đạt những thông điệp về lòng nhân ái. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông như là “Chín mươi ba”, “Nhà thờ đức bà Pari”, “ Những người khốn khổ”,...

Đoạn trích  “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nằm trong phần đầu của tiểu thuyết “Những người khốn khổ”. Tác phẩm “Những người khốn khổ” được Vích-to Huy-gô thai nghén từ năm 1823, nhưng mãi đến năm 1861 ông mới viết xong. Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền có nội dung xoay quanh cuộc gặp gỡ giữa Gia ve, thị trưởng Ma-đơ-len (Giăng Van giăng) và người phụ nữ Phăng-tin. Đoạn trích đã xây dựng thành công hai nhân vật đó là Gia-ve và Giăng Van-găng. Đối lập với Giăng Van-giăng, một con người thánh thiện, giàu lòng yêu thương, Gia-ve là một tên mật thám đọc ác, đại diện cho một thể chế tàn bạo, vô nhân tính của nước Pháp lúc bấy giờ. Gia ve, một nhân vật đặc biệt trong tác phẩm “Những người khốn khổ” của tác giả Victor Hugo, là một hình tượng đầy mâu thuẫn và phức tạp.

Gia-ve hiện lên là một tên cảnh sát độc ác và tàn nhẫn. Hắn mang diện mạo của một con ác thú, bộ mặt gớm ghiếc, nhìn vào hắn có cảm tưởng như không thể chịu đựng được. “Chị không thể chịu đựng được bộ mặt gớm ghiếc ấy, chị thấy như chết lịm đi chị lấy tay che mặt và kêu lên hãi hùng”. Hắn lại có giọng nói cộc cằn, với những hành động lỗ nãn, bạo ngược, cùng với ánh mắt sắc lạnh. “Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có cái gì man rợ và điên cuồng. Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”. Ánh nhìn của hắn cũng làm người ta sởn gai ốc, nó tựa như một cái móc sắt. Nụ cười ghê tởm, phô ra hai hàm răng gớm ghiếc. Qua những nét phác họa hết sức điển hình, đã cho người đọc một hình dung chân thật về chân dung “quái thú” Gia-ve. Ở hắn, chỉ duy nhất có một hành động khiến người ta vẫn biết hắn là người chính là hành động hút thuốc. Ở đây nhà văn V.Huy-gô đã sử dụng bút pháp tả thực để lột tả một cách chân thực đầy đủ nhất diện mạo của Gia-ve.

Nhà văn Hugo không chỉ xây dựng nhân vật Gia ve là một tên cảnh sát độc ác, tàn bạo mà còn là một con người không có tính người, tàn nhẫn trước nỗi đau khổ của người khác. Trước hoàn cảnh Phăng- tin bị bệnh, hắn không thèm quan tâm đến sức khỏe của chị mà ra sức quát tháo, làm náo loạn cả phòng bệnh. Hăn dùng lời lẽ thô bạo, mỉa mai, sát phạt đến Phăng-tin, khiến ai nấy cũng đều khiếp sợ. 

Khi nghe Giăng Van giang van xin trì hoãn việc bắt lại ba ngày để đi tìm con gái cho Phăng-tin, hắn đã hét lên man rợ, từ chối với thái độ lạnh lùng: “Mày nói giỡn! Gia-ve kêu lên. Chà chà! Tao không ngờ mày lại ngốc thế! Mày xin tao ba ngày để chuồn hả! Mày bảo là để đi tìm đứa tìm đứa con cho con đĩ kia! Á à! Tốt thật! Tốt thật đấy!”. Trước sự khẩn khoản của Giăng Van giăng hắn cũng không lay chuyển. Đến cả sự đau khổ của người mẹ Phăng-tin vì chưa thấy tìm con, hắn cũng không động lòng. Không những thế, hắn còn hành động bạo ngược, thốt ra những lời thô bạo, cộc cằn. “Gia-ve giậm chân: – Giờ đến lượt con này! Đồ khỉ, có câm họng không? Cái xứ chó đểu gì mà bọn tù khổ sai làm ông nọ ông kia, còn lũ gái điếm được chạy chữa như những bà hoàng! Nhưng này! Sẽ thay đổi hết; đã đến lúc rồi đấy”. Lời nói cử chỉ, hành động của tên hung thần Gia-ve đã làm cho Phăng-tin vô cùng kinh sợ, "chị thốt ra tiếng rên", răng đánh vào nhau "cầm cập", "chị bỗng ngã vật xuống gối, đầu đập vào thành giường rồi ngoẹo xuống ngực, miệng há hốc, hai mắt mở to và lờ đờ" tắt thở. Tác giả đã tả cái chết của Phăng-tin để vạch trần bộ mặt độc ác, tàn nhẫn của con người thú - tên mật thám, tên thanh tra Gia-ve.

Trước phản ứng của Giăng Van-giăng như cây bàn tay của Gia-ve đang túm lấy cổ áo mình, nghiêm nghị cảnh cáo tội ác của hắn "đã giết chết" một người đàn bà tội nghiệp, thì hắn "phát khùng hét lên và hăm doạ". Nhưng trước hành động của ông thị trưởng "giật gãy trong chớp mắt chiếc giường cũ nát", "cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Gia-ve trừng trừng", thì tên hung thần cũng biết sợ, hắn "lùi ra phía cửa". Đúng là Gia-ve" run sợ", hắn sợ người tù khổ sai đập chết.

Như vậy, dưới ngòi bút của nhà văn V. Hugo, nhân vật Gia-ve đã bộc lộ bản chất của một tên hung thần, một con thú dữ, một con chó nhà trung thành của một xã hội tư bản tàn bạo sẵn sàng bóp chết một cách tàn nhẫn niềm hi vọng, nguyện vọng nhỏ bé nhất, nhân đạo nhất, thậm chí cả mạng sống đã mong manh như chiếc lá rụng của con người khốn cùng. Gia-ve hiện lên như một kẻ không tim. Đó là một “cỗ máy”, một thứ công cụ phi nhân tính, chỉ biết thực thi phận sự một cách tàn nhẫn, lạnh lùng, không có tình người. Toàn bộ con người Gia-ve toát lên vẻ độc ác, tàn nhẫn, lạnh lùng. 

Qua nhân vật Gia-ve, đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, đã tái hiện chân thực cuộc đối đầu đầy gay go giữa cái thiện và cái ác. Đồng thời qua đó đã gửi gắm thông điệp đầy ý nghĩa: Lòng nhân ái, tình yêu thương con người có thể giúp ta vượt qua mọi trở ngại, khó khăn, đem đến ánh sáng hy vọng cho tương lai. Tác phẩm cho thấy giá trị nhân văn, nhân đạo cao cả của tác giả.

Thanh Huyền
24/2/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question