Bài thơ “Ngụ ngôn của mỗi ngày” của Đỗ Trung Quân là bài thơ thể hiện những bài học quý giá từ thiên nhiên, mọi thứ xung quanh đối với mỗi người. Cùng chúng mình tìm hiểu bài thơ qua bài Phân tích Ngụ ngôn của mỗi ngày nhé!

Dàn ý Phân tích Ngụ ngôn của mỗi ngày

Mở bài: Giới thiệu tác giả Đỗ Trung Quân, bài thơ Ngụ ngôn mỗi ngày

Thân bài:

• Hai câu thơ đầu: Việc học tập qua sách vở là hoạt động mỗi ngày

• Khổ thơ 2: Học từ cây xương rồng sống vươn mình, vượt qua khắc nghiệt thời tiết cùng với nắng bão…

• Khổ thơ 3: Học từ gió sự nghiêm túc, chân thành và học từ biển tấm lòng nhân hậu, bao dung không giới hạn

• Khổ thơ thứ 4: Học từ trẻ em cách sống vô tư, không so đo tính toán; học từ người lớn tuổi những trải nghiệm, bài học

truyền lại…

• Khổ thơ cuối: Học từ chim chóc tình yêu cuộc sống và học từ những người đã mất những giá trị vĩnh hằng.

Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.

 

Bài mẫu Phân tích Ngụ ngôn của mỗi ngày

Đỗ Trung Quân là một trong những nhà thơ có đóng góp to lớn đối với nền văn học Việt Nam. Thơ ông là hồn thơ trữ tình, cảm xúc, hướng về những giá trị truyền thống của dân tộc. Bài thơ “Ngụ ngôn của mỗi ngày” là bài thơ thể hiện những bài học quý giá từ thiên nhiên, mọi thứ xung quanh đối với mỗi người.

Hai câu thơ đầu là lời của tác giả về quá trình học tập từ sách vở của mình: “Ngồi cùng trang giấy nhỏ/Tôi đi học mỗi ngày”. Cùng sự đồng hành của thầy cô, ban bè, nhân vật “tôi” được học những kiến thức quý báu hằng ngày. Tuy nhiên học tập không chỉ giới hạn trong nhữngtrang giấy mà còn đến từ thực tế, sự sống xung quanh mình. Từ cây xương rồng, tôi học bền bỉ, nỗ lực không ngừng, không quản khó khăn,gian khổ . Như chúng ta đã biết cây xương rồng là loài thường sống giữa sa mạc và nắng bão. Nơi thời tiết khắc nghiệt ấy cây vẫn ngẩng cao đầu cùng nắng bão, tiếp tục duy trì sự sống của mình. “Tôi” không chỉ học được từ cây xương rồng mà còn học được từ nụ hồng luôn thắm sắc, khoe hương bất kể trong hoàn cảnh, tình huống nào.

Tôi học lời ngọn gió

Chẳng bao giờ vu vơ

Tôi học lời của biển

Đừng hạn hẹp bến bờ.

Từ ngọn gió, “tôi” học sự chân thành, thẳng thắn, không vu vơ, dối trá. Biển cả rộng lớn như vậy, “tôi” học từ biển sự bao dung, nhân hậu, tấm lòng vị tha, yêu thương tất cả mọi người. Tấm lòng rộng lớn ấy không hạn hẹp bến bờ, cho đi mà không cần nhận lại.

Tôi học lời con trẻ

Về thế giới sạch trong

Tôi học lời già cả

Về cuộc sống vô cùng

Trẻ con ngây thơ, vô tư như vậy nên “tôi” học từ trẻ về sự chân thật, trong sáng, thanh khiết. Trẻ em luôn vô tư, hồn nhiên nên những lời nói, hành động, suy nghĩ của trẻ với thế giới với cùng thật thà, không toàn tính, so đo. Còn những người lớn tuổi, “tôi” học từ họ về những kinh nghiệm quý báu, những trải nghiệm của họ về cuộc sống vô cùng. Chính những bài học ấy sẽ trở thành hành trang quý giá đối với hành trình dài của “tôi”.

Tôi học lời chim chóc

Đang nói về bình minh

Và trong bia mộ đá

Lời răn dạy đời mình

Cuộc sống đầy đủ màu sắc bởi cỏ cây và âm thanh bởi động vật, chim chóc. Tiếng chim khiến “tôi” yêu đời, lạc quan, đón chào một ngày mới tràn đầy năng lượng. Dưới những tấm bia mộ, tôi học được những lời răn dạy quý giá về cuộc sống. Người mất nhưng không đồng nghĩa với kết thúc, những lời dạy, giá trị tốt đẹp của họ sẽ tồn tại và tiếp nối bởi các thế hệ sau.

Bằng thể thơ năm chữ gần gũi, ngôn ngữ giản dị, giàu giá trị biểu đạt, hình ảnh thơquen thuộc kết hợp với các biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, điệp ngữ… Bài thơ đã cho người đọc thấy được những bài học quý giá ngay cạnh những gì bình dị, thân quen nhất xung quanh mình. Ngoài học tập qua sách vở, con người sẽ ngày càng trưởng thành qua những kinh nghiệm thực tế đời sống.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *