Anh chị hãy viết một bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện “Bài học tuổi thơ” của Nguyễn Quang Sáng

Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện “Bài học tuổi thơ”

Tác giả Nguyễn Quang Sáng

– Nguyễn Quang Sáng, còn có bút danh là Nguyễn Sáng, sinh năm 1932, quê ở Chợ Mới, tỉnh An Giang.

– Từng là bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và bắt đầu viết văn sau khi tập kết ra miền Bắc năm 1954.

– Tham gia kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ông sống và hoạt động tại chiến trường Nam Bộ.

– Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng đậm đặc màu sắc Nam Bộ, với cảnh vật, con người và hơi thở nhịp sống nơi đây.

– Văn phong của ông mang màu sắc bi tráng, chứa đựng những sự tích anh hùng, tình huống kịch tính và giàu chất thơ.

– Ông để lại nhiều tác phẩm đặc sắc thuộc nhiều thể loại.

+ Tập truyện ngắn: “Con chim vàng”, “Người quê hương”, “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”, “Người con đi xa”…

+ Tiểu thuyết: “Đất lửa”, “Mùa gió chướng”, “Dòng sông thơ ấu”.

+ Kịch bản phim: một số tác phẩm lưu giữ trong lòng người “một thời để nhớ, một thời để yêu”.

Truyện “Bài học tuổi thơ”

– Nội dung: Truyện ngắn “Bài học tuổi thơ” là câu truyện kể về một bài văn bị điểm 0 của cậu học trò lớp 6. Đề văn là “Tả ba em làm việc vào ban đêm” nhưng cậu bé lại nộp giấy trắng cho cô giáo, chỉ tới khi cô giáo hỏi cậu rằng vì sao cậu không làm bài thì mọi người mới lặng người đi khi biết rằng cha của cậu đã hi sinh khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

– Ý nghĩa:  Bài học về lòng trung thực trong cuộc sống , bài học về sự quan tâm thấu hiểu,…

 

Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện “Bài học tuổi thơ”

Nét đặc sắc về nội dung của tác phẩm truyện “Bài học tuổi thơ”

Câu chuyện về tình người và cách người ta đối xử với quá khứ. Điểm “không” dành cho người thầy khi chưa thấu đáo trong cách đánh giá và bất kì ai đã quên một phần lịch sử cũng như trân trọng đức tính cao đẹp của con người.

Nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm truyện “Bài học tuổi thơ”

Cốt truyện đơn giản, dễ hiểu, xoay quanh cuộc trò chuyện giữa hai cha con. Câu chuyện được kể thông qua điểm nhìn của người cha – người kể chuyện ngôi thứ nhất. Đây là điểm nhìn xuyên suốt tác phẩm, giúp cho câu chuyện trở nên sinh động, cụ thể, giàu cảm xúc và chân thật hơn. Thành công của truyện là đã xây dựng được những nhân vật thật tiêu biểu……

Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện “Bài học tuổi thơ”

Là một trong những nhà văn nổi bật của nền văn học hiện đại Việt Nam – Nguyễn Quang Sáng đã trở thành một nhà văn quen thuộc đối với độc giả cả nước. Những tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như “Nhật kí người ở lại”, “Chiếc lược ngà”,… Trong đó truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là tác phẩm đã được đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh. Nhưng có một truyện ngắn tuy không có những tình tiết cao trào ấy vậy mà lại khiến độc giả vô cùng ấn tượng, đó là truyện ngắn “Bài học tuổi thơ”.

Nội dung truyện ngắn Bài học tuổi thơ là một cuộc trò chuyện giữa cố nhà văn và đứa con trai 11 tuổi, học lớp 6, viết vào mùa thu năm 1990. Câu chuyện được kể lại một cách chân thực, đầy suy ngẫm về một cậu học trò bị điểm 0 khi bỏ giấy trắng trong bài tập làm luận văn nói trên với lý do vì em học sinh đó không có ba và ba em đã hy sinh trên chiến trường biên giới.

Truyện ngắn “Bài học tuổi thơ” là câu truyện kể về một bài văn bị điểm 0 của cậu học trò lớp 6. Đề văn là “Tả ba em làm việc vào ban đêm” nhưng cậu bé lại nộp giấy trắng cho cô giáo, chỉ tới khi cô giáo hỏi cậu rằng vì sao cậu không làm bài thì mọi người mới lặng người đi khi biết rằng cha của cậu đã hi sinh khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đó không chỉ là một bài văn bị điểm 0, đó còn là bài học về sự trung thực, dũng cảm đối mặt với sự thật cho dù biết rằng kết quả có thể xấu tới thế nào đi chăng nữa. Chia sẻ về truyện ngắn “Bài học tuổi thơ”, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng – con trai nhà văn Nguyễn Quang Sáng từng nói: “Tôi nghĩ ba tôi đã trao cho tôi bài học tuổi thơ, đó là tôn trọng sự thật và lòng tôn trọng bản thân và những người khác”.

Cậu bé trong câu truyện đã chấp nhận rằng mình có thể sẽ bị mắng, bị trách tội cũng như bị điểm kém vì đã không hoàn thành bài tập được cô giáo giao. Thế nhưng, cậu đã dũng cảm thừa nhận những điều ấy vì cậu không muốn sống là một người giả dối. Khi có người bạn hỏi rằng “Vì sao mày không tả bố đứa khác”, cậu chỉ im lặng mà không trả lời. Có lẽ, cậu chưa từng được nhìn thấy bố, chưa được biết hình ảnh của bố mình trông sẽ ra sao khi làm việc buổi đêm, nhưng cậu tự hào vì bố mình, cậu tự hào khi bố mình đã không tiếc hi sinh mạng sống, hạnh phúc của bản thân để dành lại sự hạnh phúc cho những gia đình khác. Cậu im lặng khi được hỏi cũng như đã trả lời rằng bố của mình chỉ duy nhất có một người, sẽ không có bất cứ ai có thể thay thế được vị trí của bố trong lòng cậu cả. Tác giả không chỉ đề cao sự trung thực của cậu bé, mà qua đó ông còn dành sự kính trọng cho những người lính đã đánh đổi xương máu của mình để dành lại độc lập, tự do hôm nay cho đất nước.

Tình tiết truyện tuy không có sự cao trào đến nghẹt thở, nhưng lại tạo nên một chi tiết đẹp đối với câu truyện. Cảm xúc của người đọc như được đẩy lên cao khi cậu học trò bị cô giáo gọi lên khiển trách và hẫng lại một nhịp khi nghe được câu trả lời của cậu bé: “Thưa cô, con không có ba”. Nghệ thuật ngôn từ cũng là một phần quang trọng giúp tác phẩm trở nên thành công. Ngôn ngữ tự sự kể như đang cùng độc giả trò chuyện, với những câu chuyện đời thường từ ấy mới lại càng khiến độc giả cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa câu truyện. Như là một lời tâm tình, thủ thỉ nhưng cũng chính là triết lý về cuộc sống, về cách sống của con người với con người. Tác giả Nguyễn Quang Sáng đã đưa những triết lý, những bài học cuộc sống đến gần hơn với người đọc. Không phải là những bài rao giảng khô khan, hay những lời kêu gọi hào hùng, ông đã đưa những bài học đó tới với độc giả bằng cách tự nhiên nhất, nhẹ nhàng nhất.

Truyện ngắn “Bài học tuổi thơ” là một truyện ngắn có câu truyện thật sâu sắc. Tác phẩm sẽ là một ánh sao sáng trong sự nghiệp viết lách của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, cũng như đối với bạn đọc cả nước.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *