Tổng hợp dàn ý và bài văn Phân tích nét đặc sắc trong cấu tứ và hình ảnh của bài thơ “Dòng sông mặc áo” để thấy được những nét đẹp của dòng sông.

Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Trọng Tạo và bài thơ Dòng sông mặc áo

Tác giả Nguyễn Trọng Tạo

Nguyễn Trọng Tạo (25/8/1947 – 7/1/2019)

– Ông là một nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, và họa sĩ tài năng.

– Ông sinh ra tại Diễn Châu, Nghệ An.

– Nhập ngũ năm 1969.

– Học Đại học viết văn Nguyễn Du khóa 1.

Sự nghiệp

– Nguyễn Trọng Tạo bắt đầu làm thơ từ khi 14 tuổi.

– Ông là ủy viên Hội đồng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, trưởng ban biên tập báo Thơ (2003–2004).

– Được nhận nhiều giải thưởng:

+ Nhận giải thưởng thơ của Nghệ An năm 1969.

+ Nhận giải thơ từ các báo Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội, Nhân dân (1978).

+ Hai lần nhận Giải thưởng Văn học nghệ thuật cố đô (Huế).

+ Nhận Giải thưởng Văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương.

+ Nhận Giải thưởng Ủy ban toàn quốc các hội văn học nghệ thuật Việt Nam về thơ và văn xuôi.

– Thơ và truyện ngắn của ông được dịch ra tiếng Pháp, Anh, Nga, và Tây Ban Nha.

– Ngoài thơ, ông còn là nhạc sĩ, công tác tại Tạp chí Âm nhạc và Thời đại của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Đã nhận 8 giải thưởng âm nhạc.

Các tác phẩm

Các album đã phát hành: Tình khúc bốn mùa (NXB Âm nhạc và Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1996)

Các bài hát nổi tiếng:

– Làng quan họ quê tôi (lời thơ của Nguyễn Phan Hách)

– Đôi mắt đò ngang

– Khúc hát sông quê (lời thơ của Lê Huy Mậu)

Ông đã vẽ khoảng 500 bìa sách, trong đó có:

– Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)

– Vẽ nhiều minh hoạ trên báo, tạp chí, và trình bày mỹ thuật tạp chí Cửa Việt bộ đầu tiên (1990-1992), báo Thơ, mẫu măng-sét tạp chí Sông Hương, Hồng Lĩnh, Sông Lam, v.v…

Các tác phẩm chính:

– Thơ: Gửi người không quen, Sóng thuỷ tinh, Đồng dao cho người lớn, Thư trên máy chữ, Tản mạn thời tôi sống, Nương thân, Thơ trữ tình, Thế giới không còn trăng,…

– Trường ca: Con đường của những vì sao, Tình ca người lính.

– Văn xuôi: Miền quê thơ ấu, Ca sĩ mùa hè, Chuyện ít biết về văn nghệ sĩ, Văn thơ nhạc tuổi thơ,…

– Tiểu luận phê bình: Văn chương cảm và luận.

Bài thơ Dòng sông mặc áo

Bài đọc:

Dòng sông mặc áo

Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi, lặng yên đôi bờ.

Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ, áo hoa?
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi trắng nở nhoà áo ai…

Hà Tĩnh, 1972

Nội dung: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông vào mỗi thời điểm trong ngày, như người ta mặc áo. Ban ngày nắng lên sông ửng hồng, trưa về xanh thẳm, chiều về thì sông có màu vàng của ráng chiều, còn đêm tối, sông lung linh ánh sáng trăng.

Ý nghĩa: Cách nói “dòng sông mặc áo” là cách nói nhân hóa. Tác giả coi dòng sông như một cô gái luôn thay đổi những tấm áo màu. Cách nói này làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian, theo màu trời, màu cỏ cây.

 

Dàn ý Phân tích nét đặc sắc trong cấu tứ và hình ảnh trong bài Dòng sông mặc áo

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận

Thân bài

Triển khai vấn đề nghị luận:

* Bài thơ có cấu tứ độc đáo

– Mạch cảm xúc bao trùm là tình yêu tha thiết dòng sông quê hương.

– Cách tổ chức cấu tứ:

+ Cái tôi trữ tình bộc lộ tình yêu dòng sông quê hương qua sự cảm nhận những vẻ đẹp đa dạng, phong phú của dòng sông ở các thời điểm trong ngày: Sáng – trưa – chiều – đêm – khuya – sáng.

+ Các đoạn được sắp xếp theo trình tự thời gian. Kết thúc vào buổi sáng, thời điểm bắt đầu ngày mới và tạo nên kết cấu vòng tròn khép kín của bài thơ, diễn tả vẻ đẹp tròn đầy và sức sống luân hồi mãnh liệt của thiên nhiên quê hương.

*  Phân tích hệ thống hình ảnh trong bài thơ

– Bài thơ sử dụng hệ thống hình ảnh dòng sông ở các thời điểm khác nhau, có sự biến hoá diệu kì về màu sắc trong mỗi thười điểm.

* Đánh giá

+ Nhờ cấu tứ, tổ chức của bài thơ trở nên chặt chẽ, mọi yếu tố đều liên hệ mật thiết với nhau, bài thơ trở nên sâu sắc và lôi cuốn hơn.

+ Cấu tứ đã chi phối đến việc lựa chọn và xây dựng hệ thống hình ảnh phù hợp, khiến cho việc bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình – người mẹ trở nên tự nhiên, chân thực và trọn vẹn hơn.

 

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Phân tích nét đặc sắc trong cấu tứ và hình ảnh của bài thơ “Dòng sông mặc áo”

Viết về dòng sông quê mẹ, Tế Hanh có bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, Hoài Vũ có bài “Vàm cỏ Đông”, Vũ Duy Thông có bài “Bè xuôi sông La”… Đó là những bài thơ hay mang nặng tình quê hương. Bài thơ “Dòng dông mặc áo” của Nguyễn Trọng Tạo cũng là một bài thơ đem đến cho ta nhiều thương mến.

“Dòng sông mặc áo” gồm có 14 câu thơ lục bát, làm hiện lên trước mắt chúng ta một dòng sông quê rất đẹp, gương sông nước sông thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. Sông mặc áo, sông được nhân hóa như một thiếu nữ thích làm duyên. Nhà thơ rất tinh tế phát hiện ra những sắc màu, những nét đẹp của dòng sồng quê hương luôn luôn biến đổi.

Con sông làng ta trong ca dao uốn lượn “như hình con long” con sông Cầu “nước chảy lơ thơ”; con sông Thương “bên lở bên bồi… dòng trong dòng đục…” từng làm bao người xưa nay say mê.

Ta hãy đến chiêm ngưỡng “Dòng sông mặc áo” của Nguyễn Trọng Tạo.

Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áo đẹp, áo dài “thướt tha” may bằng “lụa đào” cao cấp. Trưa về, dòng sông rộng bao la, sông mặc “áo xanh”… như áo mới. Chiều tà, sông “cài lên màu áo hây hây ráng vàng”. Đó là áo lụa mỡ gà quý phái. Đầu hôm, sông mặc áo nhung tím có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô. Nửa đêm về khuya, sông lặng lẽ nép mình trong rừng bưởi, sông kín đáo giản dị khoác chiếc áo màu đen. Và sáng sớm hôm sau thật bất ngờ, dòng sông mặc áo hoa ướp hương bưởi, làm”ngẩn ngơ” lòng người:

Quảng Cáo – Xem Tiếp Nội Dung Bên Dưới >
“Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ

Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa

Ngước lên bỗng gặp la đà

Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai…”

Bài thơ “Dòng sông mặc áo” đã thể hiện một cách thắm thiết tình yêu dòng sông nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm trong sáng ấy đã chan hòa với tình yêu quê hương đất nước.

Và chúng ta hãy khẽ ngân lên những vần thơ đẹp, hãy hát lên những lời ca về các dòng sông trên mọi miền quê:

“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về đến Đất Nước mình thì bắt lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”…

(“Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm)

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *