Phân tích đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu… Những cuộc đời đã hoá núi sông ta
Đề bài: Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…”
(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập1, Nxb Giáo dục, trang 120)
Bài làm
1. Mở bài
– Giới thiệu tác phẩm: Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là những điều bình dị, thân thương nhất. Qua đó, tác giả muốn khẳng định về sự độc lập, tự do, lòng tự hào, đầy tình yêu thương Tổ quốc.
– Giới thiệu đoạn trích: Là sự khẳng định của tác giả về vai trò của nhân dân trong việc làm nên bức tranh văn hóa đất nước đa sắc màu
2. Thân bài
a) Các địa danh, thắng cảnh gắn với cuộc sống, số phận, tính cách nhân dân
Sử dụng nghệ thuật liệt kê (liệt kê những địa danh từ Bắc đến Nam) cùng động từ “góp” để diễn tả hình ảnh của nhân dân hóa thân thành những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp cho Đất Nước.
– Miền Bắc
+ Hình ảnh núi Vọng Phu, hòn Trống Mái: Biểu tượng của tình yêu thủy chung bền vững.
+ Hình ảnh “Thánh Gióng”: Là vẻ đẹp người anh hùng làng Gióng với chứng tích “ao đầm”
+ Hình ảnh “Chín mươi chín con voi”: Là quần thể núi non hùng vĩ “chín mươi chín con voi” bao quanh núi Hi Cương (Phú Thọ) nơi đền thờ vua Hùng
+ Hình ảnh “Con cóc con gà quê hương góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”.
=> Nhắc nhở về truyền thống xây dựng, đánh giặc giữ nước của cha ông ta
– Miền Trung
+ Hình ảnh “núi Bút, non Nghiên”: Biểu tượng của truyền thống hiếu học của các tên tuổi góp phần tri thức cho đất nước như: Nguyễn Khuyến, Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi…
– Miền Nam
+ “Những con rồng nằm im”, “Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”: Hình ảnh những người dân hiền lành, chăm chỉ
=> Không chỉ là cảnh thiên nhiên thuần túy nữa mà còn là cảnh ngộ, số phận của nhân dân
b) Sự hóa thân của nhân dân vào bóng hình Đất Nước
– Hình ảnh “một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”: Nhân dân không chỉ góp danh lam thắng cảnh mà còn góp sức vào các giá trị tinh thần là phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa dân tộcc.
– Hình ảnh “Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”: Nhân dân không chỉ góp tuổi, góp tên mà còn góp cả cuộc đời và số phận mình để làm nên Đất Nước
=> Ý thơ dung dụ, tự nhiên mà sâu sắc khiến người đọc dễ dàng hình dung Đất Nước thật gần gũi, thân thuộc.
3. Kết bài
Đoạn thơ đã thể hiện được quan niệm sâu sắc của tác giả về đất nước; đó là sự hóa thân của nhân dân vào bóng hình Đất Nước được hiện lên qua các địa danh, thắng cảnh gắn với cuộc sống, số phận, tính cách. Từ đó khơi gợi, đánh thức người đọc lòng biết ơn đồng thời làm nổi bật trách nhiệm, bổn phận thiêng liêng với nhân dân, đất nước.