Phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ Xuân về của Nguyễn Bính

Tình yêu quê hương, những rung cảm khi xuân về được Nguyễn Bính gói trọn trong những câu thơ “Xuân về”. Dưới đây là bài phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ xuân về của Nguyễn Bính.


Dàn ý Phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ Xuân về của Nguyễn Bính

Mở bài:

- Giới thiệu về Nguyễn Bính

- Giới thiệu chung bài ca thơ “Xuân về”

- Nêu vấn đề cần nghị luận

Thân bài:

- Khái quát hoàn cảnh ra đời

*Phân tích cấu tứ:

- Cấu tứ trong chính nhan đề bài thơ “Xuân về”

- Lấy bối cảnh làng quê và khung cảnh mùa xuân

- Con người và cảnh sắc trong bức tranh ấy cũng hiện lên thật lãng mạn, tài hoa

Phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ Xuân về của Nguyễn Bính

*Phân tích hình ảnh:

- “màu má gái chưa chồng” và “đôi mắt trong veo”

- “gió bay đi”, “giời quang, nắng mới hoe

- “lá nõn”, “nhành non”

- “từng đàn trẻ con chạy xum xoe”.

- “lúa con gái mượt như nhung”

- vườn bưởi “ngào ngạt hương bay” với “bướm vẽ vòng”

- Hình ảnh “một đôi cô”, “yếm đỏ khăn thâm”

- Các cụ già thì “tóc bạc”

*Khái quát nghệ thuật

Kết bài:

- Giá trị của cấu tứ và hình ảnh


Phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ xuân về của Nguyễn Bính

Nguyễn Bính là nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới. Thơ ông mang đậm phong vị quê hương, mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc. Bài thơ “xuân về” của Nguyễn Bính tả bức tranh ngày xuân qua những hình ảnh gần gũi quen thuộc. Đó là hình ảnh cô thiếu nữ duyên dáng đi hội chùa làng, cảnh xuân hiện lên rất bình dị mộc mạc mang đến cho ta những cảm nhận sâu sắc. Để làm nên thành công cho tác phẩm, Nguyễn Bình sử dụng cấu tứ và các hình ảnh trong bài thơ một cách độc đáo, thể hiện phong cách sáng tác riêng của ông.

Bài thơ “xuân về” được sáng tác năm 1937, in trong tuyển tập thơ Nguyễn Bính. Ông được mệnh danh là thi sĩ mùa xuân, với nguồn cảm hứng vô tận khi đưa hình ảnh ngày xuân vào trong thơ. Bài thơ xuân về thể hiện những cảm nhận của tác giả về sự đổi thay khi mùa xuân đến. Không khí ngày xuân bắt đầu tràn ngập trên các con đường, ngõ xóm tất cả hiện lên với vẻ đẹp nhẹ nhàng, mang đậm hơi thở của mùa xuân đất Bắc.

Tác phẩm được cấu tứ trong chính nhan đề bài thơ “Xuân về” sắc xuân đang ngập tràn khắp cảnh vật và con người. Lấy bối cảnh làng quê và khung cảnh mùa xuân, Nguyễn Bính đã tạo nên bức tranh mùa xuân ở làng quê Việt Nam với những vẻ đẹp dịu dàng, thấm đậm hương vị đồng quê. Con người và cảnh sắc trong bức tranh ấy cũng hiện lên thật lãng mạn, tài hoa. Đã có không ít nhà thơ viết về đề tài ngày xuân, dùng lời thơ để nói lên những rung cảm của mình khi mùa xuân đến. Mùa xuân là một mùa bắt đầu một năm mới khởi sắc, mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, là mùa gieo lên những hy vọng mới. Mùa xuân ở làng quê Việt Nam hơn 60 năm về trước được Nguyễn Bính đưa vào lời bài thơ xuân về tạo nên một hương vị xưa cũ khó phai.

Ở khổ thơ đầu, hình ảnh “màu má gái chưa chồng” và “đôi mắt trong veo” của cô hàng xóm đang ngước nhìn trời xuân. Gió xuân về mang hơi ấm, ánh nắng dịu dàng làm hồng lên đôi má. Cô hàng xóm láng giềng cũng bâng khuâng, bồi hồi khi nhìn trời với đôi mắt trong veo. Đó là những hình ảnh thể hiện nét chấm phá của nhà thơ Nguyễn Bính, bức tranh ngày xuân hiện lên thật trẻ trung, tình tứ, hóm hỉnh.

Nói về vẻ đẹp khi nắng xuân về, đó là hình ảnh “gió bay đi”, “giời quang, nắng mới hoe”. Những cơn gió lạnh của mùa đông dần lùi lại để nắng ấm của sắc xuân tràn ngập khắp không gian. Những cơn mưa xuân nay đã tạnh, bầu trời hiện lên rất đẹp một không gian ấm áp lay động lòng người. Tiếp đến là hình ảnh “lá nõn”, “nhành non” gợi lên sắc xuân kỳ diệu, đó là những mầm non đang đâm trồi nảy lộc, những lá non màu xanh mướt là sự hồi sắc, tràn đầy sức sống. Cảnh xuân càng trở nên rộn ràng, vui tươi khi xuất hiện hình ảnh của con người “từng đàn trẻ con chạy xum xoe”. Các em đang nô đùa, đón chào một mùa xuân mới. Đó là hình ảnh nô nức khi được đi theo bà, theo chị trẩy hội mùa xuân. Cảnh xuân hiện lên thật đẹp, rất đậm đà. Cả bức tranh ngày xuân mở rộng thành một tổng thể, khi Nguyễn Bính tả về đẹp đồng quê xuân. Đó là hình ảnh bà con nghỉ việc đồng, là cánh đồng lúa bát ngát “lúa con gái mượt như nhung”, hay đó là hình ảnh vườn bưởi “ngào ngạt hương bay” với “bướm vẽ vòng”. Cách dùng từ thật trữ tình nên thơ. Qua các hình ảnh gần gũi, quen thuộc Nguyễn Bính đã đem đến một mùa xuân trên đồng quê với những câu thơ tuyệt bút, vạn vật đều đang nô nức đón chào mùa xuân mới. Lời thơ hiện lên nhẹ nhàng như một thiếu nữ e ngại trước sự thay đổi kỳ diệu của thiên nhiên. Kết thúc bài thơ là khung cảnh vui tươi náo nhiệt của ngày trẩy hội mùa xuân. Hình ảnh “một đôi cô”, “yếm đỏ khăn thâm” duyên dáng trong bộ đồ dân tộc đi trẩy hội ngày đầu xuân. Các cụ già thì “tóc bạc” lưng còng cũng rộn ràng chào đón. Cảnh hội hiện lên tưng bừng náo nhiệt vừa thể hiện vẻ dân dã hồn hậu.

Cảnh ngày xuân nơi làng quê của Nguyễn Bính thật giản dị mộc mạc. Bức tranh hiện lên với hình ảnh cô thiếu nữ duyên dáng đi trẩy hội. Cùng với việc sử dụng các hình ảnh hết sức độc đáo, bài thơ xuân về đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật trong phong cách sáng tác của Nguyễn Bính. Tác phẩm đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc, thể hiện tình yêu quê hương đất nước của tác giả. Cùng với việc sử dụng các hình ảnh chân thực, gần gũi, trong sáng cùng nhịp thơ chậm rãi, cách ngắt nhịp nhẹ nhàng bức tranh ngày xuân đã để thương để nhớ trong lòng người đọc những cảm xúc khó phai.

Cấu tứ và hình ảnh tạo nên nét đặc sắc riêng biệt của một tác phẩm. “Xuân về” là một tác phẩm viết về quê hương với những vẻ đẹp trong sáng, thiết tha. Bài thơ “xuân về” là một tác phẩm hay, ghi lại những hình ảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX.

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question