Phân tích bài thơ Nắng đã hanh rồi ngắn gọn

Bài thơ “Nắng đã hanh rồi”- Vũ Quần Phương mang đến cho người đọc khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp trong ngày nắng đầu tiên của mùa đông, cùng lời tâm tư của nhân vật trữ tình. Cùng tôi cảm nhận vẻ đẹp nhiên nhiên và con người qua bài thơ trên.


Dàn ý

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

Thân bài:

Luận điểm 1: phân tích cảnh sắc mùa đông (nắng hanh)

- Qua nắng lá vàng hanh, tiếng sếu vọng sông gày, mây trắng,…

- Những hình ảnh thân thuộc nơi quê nhà: mái nhà tranh, nắng lên khói, tre mía xôn xao

Luận điểm 2: tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình

- “em có cùng anh lên núi không” nơi để nhà thơ bộc bạch cảm xúc của mình, là khao khát được ở gần em

+ Nhà thơ vô cùng tinh tế khi mượn trạng thái của sự vật, cây cối để gửi gắm nỗi niềm của mình

- Điệp ngữ “xuân sắp” nhấn mạnh giây phút chuyển giao từ đông sang xuân

+thời điểm anh và em sắp được gặp nhau, thời điểm sum họp của hạnh phúc

Nghệ thuật:

- Lời thơ nhẹ nhàng cùng các hình ảnh gần gũi, quen thuộc Vũ Quần Phương đã mang đến cho người đọc bao cảm xúc khó quên về mùa đông. Đó là những rung cảm trước thời điểm giao mùa.

Kết bài:

- Khái quát lại nội dung

- Nêu tình cảm, thông điệp của tác giả

Phân tích bài thơ Nắng đã hanh rồi ngắn gọn

Bài mẫu phân tích bài thơ Nắng đã hanh rồi ngắn gọn

Sinh thời, nhà văn Shelly đã từng bộc bạch: “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử”. Thật đúng vậy, thơ ca là nơi để những thi sĩ bộc lộ tình cảm, tâm tư sâu kín của mình. Cuộc sống có muôn vàn vẻ đẹp nếu chúng ta biết cảm nhận thơ ca. Bài thơ “Nắng đã hanh rồi”- Vũ Quần Phương là một tác phẩm như thế. Bài thơ được in trong tập “hoa trong cây, những điều cùng đến, vết thời gian”.Tác phẩm là sự cảm nhận tinh tế về những đổi thay của thời tiết. Tác giả đã kín đáo gửi gắm tình cảm của mình vào những dòng thơ

“Nắng đã vàng hanh như phấn bay
…………………………………..
Rung tự trời cao xuống ngõ xa”

Bài thơ có nhan đề hết sức đặc biệt. Đó là sự chuyển biến của thời tiết, là giây phút nhà thơ đắm chìm trong những suy tư của mình. Mở đầu tác phẩm là sự chuyển biến của mùa trong năm, mọi khung cảnh đang dần chuyển mình, hiện lên trước mắt thiên nhiên tươi đẹp

“Nắng lá vàng hanh như phấn bay

Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày

Trước sân mây trắng về đông lắm”

“Nắng lá vàng hanh” đó không còn là cái nắng gay gắt của mùa hè, mà đây là nắng hanh của mùa đông. Nó nhẹ nhàng như phấn bay, tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho mùa đông. Từng “tiếng sếu vọng sông gày” đó là cách cảm nhận đầy tinh tế bằng thính giác của tác giả. Tiếng sếu kêu báo hiệu mùa đông đã về, sông đã gầy mòn , nước đã vơi dần. Hình ảnh “mây trắng về đông lắm” dấu hiệu đặc biệt của mùa đông. Mây trắng hiện trên bầu trời như lấp đi cái nắng chói chang của mùa hè. Bức tranh thiên nhiên mùa đông tiếp tục được hiện lên qua ba câu thơ:

“Em có hình dung những mái tranh

Nắng lên khói ủ mộng yên lành

Vườn sau tre mía xôn xao lá”

“Em” gợi nhắc đến những hình ảnh thân thuộc nơi quê nhà. Nơi ấy có mái nhà tranh, nắng lên khói, tre mía xôn xao cùng hòa mình vào cái nắng hanh của trời đông. Tiếng tre mía xôn xao lá như lời thì thầm, tâm sự của nhân vật trữ tình. Phải chăng nhà thơ đang muốn gửi gắm gì tới em.

“Em có cùng anh lên núi không

Có nghe thầm thì tiếng rừng thông

Nắng chiều ngả bóng thông in đất

Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong”

Câu hỏi “em có cùng anh lên núi không” không là câu hỏi thông thường mà là nơi để nhà thơ bộc bạch cảm xúc của mình, là khao khát được ở gần em. Không biết em có nghe thấy “tiếng rừng thông”, có nghe thấy những âm thanh quen thuộc của quê hương. Không gian núi rừng thật bao la rộng lớn, con người lại càng cô đơn.Đó là nỗi nhớ mong da diết, chất chứa bao suy tư chẳng biết em đang ở đang nơi nào. Nhà thơ vô cùng tinh tế khi mượn trạng thái của sự vật, cây cối để gửi gắm nỗi niềm của mình. Cái nắng hanh của mùa đông đã qua đi, sắc xuân tràn ngập sự sống đang đến dần, mang theo bao niềm hy vọng:

“Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua

Một năm năm tới, lại năm qua

Mà sao nắng cứ như tơ ấy

Rung tự trời cao xuống ngõ xa”

Điệp ngữ “xuân sắp” nhấn mạnh giây phút chuyển giao từ đông sang xuân. Phải chăng đây là thời điểm anh và em sắp được gặp nhau, thời điểm sum họp của hạnh phúc. Thời gian vẫn tuần hoàn trôi, niềm hy vọng ấy vẫn đang nhen nhóm từng ngày.
Với lời thơ nhẹ nhàng cùng các hình ảnh gần gũi, quen thuộc Vũ Quần Phương đã mang đến cho người đọc bao cảm xúc khó quên về mùa đông. Đó là những rung cảm trước thời điểm giao mùa.

Qua bài thơ, tác giả đã tái hiện một cách chân thực vẻ đẹp của mùa đông với nắng đã lên rồi. Từ đây nhà thơ muốn gửi gắm tình cảm của mình, muốn hòa mình vào thiên nhiên, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question