Phân tích bài thơ Lỡm học trò của Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, một trong số những tác phẩm tiêu biểu là bài thơ Lỡm học trò. Hãy cùng Học mãi 360 Phân tích bài thơ Lỡm học trò của Hồ Xuân Hương nhé!
Dàn ý phân tích bài thơ Lỡm học trò
a. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả: tên tuổi, vị trí văn học,…
– Giới thiệu tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, nội dung chính,…
– Nêu vấn đề cần nghị luận (phân tích bài thơ Lỡm học trò của Hồ Xuân Hương)
b. Thân bài:
– Nhan đề “Lỡm học trò” là bài thơ dùng để mắng học trò dốt
– Từ “lỡm” làm cho người ta mắc lừa với dụng ý giễu cợt, mỉa mai muốn gây hiểu lầm
– “lũ ngẩn ngơ”, trạng thái không chú ý học tập của những người học trò hay của chính lũ xâm chiếm nước ta không biết mình đang làm gì
– “chị” một bậc bề trên
– “Lại đây cho chị dạy làm thơ” giọng điệu mỉa mai, châm biếm, giễu cợt lũ cướp nước
– Mượn hình ảnh con “ong non ngứa nọc”, “dê cỏn buồn sừng” khiến cho lời thơ trở nên sinh động, gần gũi thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai trước sự non dại của lũ học trò dốt
c. Kết bài:
Nghệ thuật:
– Sử dụng những từ ngữ hài hước, giản dị cùng các hình ảnh gần gũi chân thực
– Giọng điệu ngạo nghễ cùng cái nhìn khinh khỉnh của một kẻ tay trên nhìn xuống lũ bất tài thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai
Bài học:
– Bài học cảnh tỉnh cho các em học sinh cần chú ý chăm chỉ và nghiêm túc trong việc học tập. Bởi đây là cách nhanh nhất để đưa đất nước thoát khỏi cảnh nô lệ. Hướng đến một tương lai độc lập, tự chủ.
Phân tích bài thơ Lỡm học trò
Hồ Xuân Hương là một trong số các nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học trung đại Việt Nam. Bà có lối viết với tư tưởng mới mẻ, lối làm văn phá cách. Các tác phẩm của bà chua thơ Nôm đã đem lại nhiều giá trị về nghiên cứu cho giới phê bình. Thơ Hồ Xuân Hương còn mang nặng tư tưởng chế giễu, phê phán thói hư tật xấu của xã hội lúc bấy giờ. Bài thơ “lỡm học trò” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Hồ Xuân Hương. Đây là một bài thơ trào phúng, nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Tác phẩm được viết vào thế kỷ 19, trong thời kỳ đất nước đang chịu sự cai trị của bọn người Trung Quốc. Bài thơ được viết để châm chọc những học sinh lười biếng, không chú ý chăm chỉ học tập, ngoài ra còn là những lời mỉa mai, châm biếm:
“Khéo léo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ.
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa,
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa.”
“Lỡm học trò” là bài thơ dùng để mắng học trò dốt. Hồ Xuân Hương đã thể hiện phong cách viết thơ trào phúng ngay ở tiêu đề tác phẩm “lỡm học trò”. Từ “lỡm” làm cho người ta mắc lừa với dụng ý giễu cợt, mỉa mai muốn gây hiểu lầm. Bài thơ viết về mối quan hệ giữa thầy trò nhưng thực chất Hồ Xuân Hương viết để chỉ trích những người Trung Quốc đang cai trị trên đất Việt:
“Khéo léo đi đâu lũ ngẩn ngơ?”
Mở đầu tác phẩm với cụm từ “lũ ngẩn ngơ”, đó là trạng thái không chú ý học tập của những người học trò hay của chính lũ xâm chiếm nước ta, đứng trên đất nước Việt Nam nhưng không biết mình đang làm gì, cũng chẳng chú ý đến mọi vật xung quanh. Hồ Xuân Hương xuất hiện với vai trò là một người “chị”, một bậc bề trên dạy cho các em học:
“Lại đây cho chị dạy làm thơ”
Đây là giọng điệu mỉa mai, châm biếm, giễu cợt lũ cướp nước. Trong mắt bà lũ học trò dốt chỉ là lũ ngẩn ngơ. Cũng là viết về những người học trò, thế nhưng phong cách của Hồ Xuân Hương và Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến có phần khác nhau. Họ đều viết những dòng thơ ấy bằng những ngôn ngữ hài hước, hình ảnh gần gũi mang đến tiếng cười cho độc giả. Thế nhưng ẩn sau đó là những lời phê phán, mỉa mai châm biếm đối với xã hội thực dân phong kiến. Trong bài thơ “chế học trò ngủ gật” của Nguyễn Khuyến ông đã dùng những lời nói cử chỉ nhẹ nhàng để nhắc nhở cậu học trò của mình. Thế nhưng ở đây Hồ Xuân Hương lại xưng mình là chị, dùng những lời nói mỉa mai sâu cay ngụ ý để chỉ bọn thực dân xâm lược. Đó là tiếng nói mạnh mẽ, thể hiện lòng yêu nước, yêu quê hương. Những con chữ ấy của chúng chẳng qua cũng là những trò trẻ con:
“Ong non ngứa nọc châm hoa rữa,
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa”
Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh con “ong non ngứa nọc”, “dê cỏn buồn sừng” khiến cho lời thơ trở nên sinh động, gần gũi. Từ đó dễ dàng bộc lộ những cảm xúc chân thực, thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai trước sự non dại của lũ học trò dốt.
Hồ Xuân Hương đã sử dụng những từ ngữ hài hước, giản dị cùng các hình ảnh gần gũi chân thực để miêu tả những hành động ngớ ngẩn của những học sinh lười biếng. Bằng giọng điệu ngạo nghễ cùng cái nhìn khinh khỉnh của một kẻ tay trên nhìn xuống lũ bất tài thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai. Bên cạnh đó cũng là bài học cảnh tỉnh cho các em học sinh cần chú ý chăm chỉ và nghiêm túc trong việc học tập. Bởi đây là cách nhanh nhất để đưa đất nước thoát khỏi cảnh nô lệ. Hướng đến một tương lai độc lập, tự chủ.