Phân tích bài thơ sau:

DẶN CON

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn

 

Nhà mình sát đường, họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn

Con phải răn dạy nó đi

Nếu không thì con đem bán

 

Mình tạm gọi là no ẩm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này…

Cửa Lục Thủy, 13-11-1991

(Dặn con, Trần Nhuận Minh, trích 100 bài thơ hay nhất thế kỉ XX, NXB Giáo dục, 2008, tr.61)

Chú thích

Trần Nhuận Minh sinh năm 1944, quê ở Hải Dương, hiện đang sống và viết tại Quảng Ninh. Ông là một gương mặt văn chương tiêu biểu, được bạn đọc đánh giá cao, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật lần thứ hai (2007) cho hai tập thơ Nhà thơ và hoa cỏ và Bản sonat hoang dã. Thơ Trần Nhuận Minh giản dị, hàm súc, giàu chất nhân văn…

 

Yêu cầu:

– Hình thức: Đảm bảo cấu trúc bài văn

– Nội dung: Chú ý các ý sau.

Mở bài:

– Dẫn dắt, giới thiệu tên tác phẩm, tác giả và nêu vấn đề.

– Bàn về thơ, Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng: Thơ không chấp nhận triết lí khô khan, chất triết lí trong thơ là triết lí từ cuộc sống với những tình cảm cụ thể. Điều này đúng với bài thơ Dặn con của Trần Nhuận Minh. Bài thơ gửi gắm những triết lí sâu sắc về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Những triết lí ấy được bắt nguồn từ tình yêu, sự quan tâm… của người cha dành cho con mình.

Thân bài.

* Khái quát chung. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm; khái quát vấn đề:

– Trân Nhuận Minh là một gương mặt văn chương tiêu biếu, được bạn đọc đánh giá cao, từng được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật lần thứ hai. Thơ ông giản dị, hàm súc, giàu chất nhân văn. Dặn con được viết ngày 13-11-1991 tại cửa Lục Thủy. Bài thơ được vinh dự chọn in trong tập 100 bài thơ hay nhất thế kỉ XX, xuất bản năm 2008.

– Bài thơ gồm bốn khổ, là lời dặn con của cha, từ đó gửi gắm những triết lí sâu xa.

* Phân tích, đánh giá đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

– Nội dung:

+ Lời cha dặn con đầu tiên của cha: Không ai muốn là người hành khất, vì lí do bất khả kháng họ mới phải tha hương xin ăn khắp chốn. Vì vậy, con không được chế giễu, kinh thường họ, dù họ hôi hám úa tàn. Tác giả gọi người ăn xin là hành khất (từ Hán Việt) thể hiện thái độ tôn trọng. Hai tính từ hôi hám úa tàn đã dựng lên chân dung tiều tụy, khốn khổ của người hành khất, qua đó thể hiện sự cảm thông sâu sắc.

+ Tiếp đó, cha ti mi dặn con rằng: Khi người hành khất đến nhà, con bớt chút giúp đỡ họ, điều đó cũng không đáng là bao, nó không làm cho con nghèo túng đi. Nhưng con không được phép hỏi quê hương của người hành khất. Với cách nói quả quyết không bao giờ được, người cha muốn con hiều đây là điều cấm kị. Vì điều đó sẽ khơi lên nỗi đau, sự tủi nhục trong họ. Ở khổ 3, người cha còn nhắc nhở con: con chó nhà mình cứ thấy ăn mày là cắn, con phải dạy nó theo phép nhà mình, nếu không thì bán nó đi. Qua đây, ta thây được sự tinh tê của người cha. Ong dạy con những điều nhỏ nhặt nhất, buộc con phải tìm cách xử lí ốn thỏa mọi vân đê. Khô thơ cuôi cùng, người cha muôn con hiểu về lẽ sống, về quy luật của cõi nhân sinh: cuộc sống của mình bây giờ tạm là no đủ, cần biết giúp đỡ người khác để sau này chẳng may cuộc đời xoay vần, ta lâm vào hoàn canh cơ cực, ta sẽ được mọi người giúp đỡ: Lòng tôt gửi vào thiên hạ/Biết đâu nuôi bố sau này. Khô thơ vừa như lời khuyên vê lẽ sông của cha dành cho con, vừa như là tuyên ngôn sống của tác giả: sống phải biết chia sẻ và yêu thương.

– Nghệ thuật: Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung (Lêônit Lêônôp). Những lời dặn con của cha được thể hiện qua một phát minh về hình thức. Thể thơ sáu chữ hiện đại với nhịp điệu chậm rãi. Giọng điệu chân thành, nhẹ nhàng, giàu xúc cảm, sâu lắng. Hình ảnh thơ dung dị, tự nhiên. Từ ngữ có sự kt hp cc từ thuấn Việt với các từ Hán Việt hp lí. Sử dụng thành công phép điệp cấu trúc, nhân hóa…

* Đánh giá:

– Khắng định giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ: Dặn con là lời dặn dò chân thành, tha thiết của người cha đối với con về lòng nhân ái, sự bao dung, sẻ chia, đồng cảm…, về cách ứng xử đúng đắn, có văn hóa trước những số phận bất hạnh, kém may mắn trong cuộc đời; đồng thời thể hiện sự chiêm nghiệm sâu sắc, tinh tế của nhà thơ về giá trị của việc cho đi, của lối sống tình nghĩa, thương người, thương đời… Qua đó, ta thấu hiểu được tấm lòng yêu thương, sự quan tâm dạy dỗ của người cha, thấy được phong cách sáng tác của Trần Nhuận Minh. Bài thơ không chỉ là tiếng lòng của người cha Trân Nhuận Minh mà là tiềng lòng của nhiều bậc cha mẹ.

– Mở rộng, so sánh: Học sinh so sánh với các bài thơ cùng đề tài như: Nói với con của Y Phương để thấy được dấu ấn riêng của Trần Nhuận Minh.

Kết bài: Khắng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ với người viết. Dặn con của Trần Nhuận Minh là trang sách, đám mây ngũ sắc trong lòng nhiều độc giả bởi những bài học nhân văn sâu sắc mà bài thơ đem lại. Có lẽ vì thế mà nó xứng đáng trở thành một trong số bài thơ hay nhất của thế kỉ XX.

 

 

By Thầy đồ dạy Văn

Xin chào! Tôi là Thầy Đồ, một người dạy văn với niềm đam mê sâu sắc dành cho ngôn ngữ và văn học Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, tôi đã giúp nhiều thế hệ học sinh yêu thích và đạt thành tích cao trong môn Văn học. Tốt nghiệp từ Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi luôn nỗ lực nâng cao trình độ giảng dạy qua các khóa đào tạo và hội thảo chuyên môn. Ngoài việc giảng dạy, tôi còn tham gia nghiên cứu, viết báo và xuất bản sách hướng dẫn học Văn. Tại trang web này, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cảm hứng văn học đến mọi người. Hãy cùng tôi khám phá vẻ đẹp của ngôn từ qua từng bài học và tác phẩm văn học. Chúc các bạn học tập tốt và luôn giữ niềm đam mê với môn Văn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *