Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của thần thoại Thần Biển

Truyện thần thoại Việt Nam ra đời từ rất sớm, truyện là nơi để người dân gửi gắm tâm tư, niềm tin vào cuộc sống. Hãy cùng đến với bài mẫu Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của thần thoại Thần Biển để hiểu rõ hơn về những hiện tượng trong tự nhiên, đặc biệt là quá trình tạo lập biển.


Dàn ý

a. Mở bài:

- Khát quát nội dung truyện

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của thần thoại Thần Biển

b. Thân bài:

* Giới thiệu chủ đề

- Truyện giải thích quá trình tạo lập biển, nguồn gốc thần biển: các hiện tượng thủy triều, sóng biển,…

* Phân tích, đánh giá

- Giải thích quá trình tạo lập biển:

Nguồn gốc hình thành Thần Biển

Lí giải các hiện tượng thủy triều, sóng biển,…

- Đánh giá:

Truyện "Thần Biển” khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của con người, niềm tin, hy vọng vào những điều tốt đẹp

* Nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

- Xây dựng nhân vật Thần biển, nhân vật của tự nhiên

- Kếu cấu truyện đơn giản, dễ hiểu

- Sử dụng các yếu tố kì ảo, hoang đường

c. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật

- Nêu ý nghĩa của câu truyện

Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của thần thoại Thần Biển

Nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của thần thoại Thần Biển

Karl Marx từng nhận định rằng: “Thần thoại là những vỉa quặng đầu tiên của loài người”. Truyện “Thần Biển” thuộc thể loại thần thoại, lí giải các hiện tượng tự nhiên của biển. Tác phẩm tạo niềm tin, sức hấp dẫn cho người đọc qua những nét độc đáo trong chủ đề, và một số nét đặc sắc về nghệ thuật.

Truyện thần thoại là một thể loại văn học dân gian kể về những vị thần, phản ánh tư tưởng, thế giới quan của người Việt từ những buổi đầu sơ khai. Những vị thần xuất hiện trong những câu truyện là những vị thần được con người sùng bái , thể hiện quyền lực tối cao của họ trong việc sáng tạo ra những phong tục tập quán của con người. Chủ đề của truyện “Thần Biển” là giải thích quá trình tạo luật biển, nguồn gốc của Thần Biển. Truyện kể rằng: “Có sự tích kể thần biển đội lốt một con rùa khổng lồ, ở ngoài khơi biển Đông, thường chỉ có công việc…sóng thần”. Hay “cũng có sự tích rất cảm động kể rằng trước khi làm Thần Biển, nữ thần này là một thiếu nữ ở trên đảo, nổi tiếng là thương yêu anh em”. Chủ đề truyện lí giải các hiện tượng thủy triều, sóng biển qua các yếu tố rất kỳ ảo, nhờ đó thấy được nguồn gốc hình thành thần biển, thể hiện vai trò, quyền lực siêu nhiên của Thần Biển. Truyện “Thần Biển” đã cho thấy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của con người trong buổi đầu sơ khai, đó là niềm tin, hy vọng của những người Việt cổ vào những điều tốt đẹp, làm chủ bản thân, làm chủ thế giới. Ngoài ra, trong truyện còn có các hình thức nghệ thuật hết sức đặc sắc. Tác phẩm xây dựng nhân vật Thần Biển, nhân vật của tự nhiên. Vị thần ấy mang sức mạnh siêu nhiên, điều khiển được sóng biển, thủy triều, giúp đỡ người dân biển. Kết cấu truyện khá đơn giản, xoay quanh các hiện tượng tự nhiên, cung cấp hình ảnh rất thực khiến cho người đọc dễ hiểu, tạo niềm tin cho nhân dân. Thời gian và không gian trong truyện cũng không được xác định một cách cụ thể, mang tính bao quát. Điểm nghệ thuật nổi bật là việc sử dụng các yếu tố kỳ ảo hoang đường kết hợp với thủ pháp cường điệu, phóng đại tạo nên sức hấp dẫn cho câu truyện, mang tính thuyết phục đối với độc giả.

Truyện “Thần Biển” với chủ đề thần thoại quen thuộc. Mang đến cho người dân niềm tin, hy vọng vào sự sống và khao khát giúp đỡ, bảo vệ nhân dân thời kỳ đó. Qua sự việc, khi người dân cố giúp cô gái bằng mọi cách gọi cô tỉnh dậy cho thấy một điều rằng: vẫn luôn có những người quan tâm, lo lắng cho chúng ta dù là những người xa lạ hay thân thiết đi chăng nữa. Vì vậy chúng ta cần luôn giúp đỡ mọi người trong lúc gặp khó khăn, hoạn nạn, luôn chia sẻ, yêu thương lẫn nhau.

Vũ Hồng Nhung
29/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question