Trần Tế Xương là một nhà văn tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Thơ ông có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình. Bức tranh hiện thực trong thơ Trần Tế Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ toàn đau buồn vì hiện thực thối nát của xã hội thực dân nửa phong kiến. Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc trong buổi giao thời. Bài thơ “Đất vị hoàng” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Trần Tế Xương

Dàn ý phân tích bài thơ đất vị hoàng ngắn gọn

Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Trích thơ cần nghị luận

Thân bài:

– Hoàn cảnh sống của Trần Tế Xương

– Hoàn cảnh ra đời bài thơ

– 2 câu đề: hoàn cảnh đổi thay của vùng quê, sự thay đổi trong xã hội

==> đau xót, xót thương bởi vùng đất trốn thành vinh đó nay đã không còn của nhân dân nữa

– 2 câu thực: những đổi thay to lớn trong gia đình, xã hội

==> Mọi trật tự, những đạo lý truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta đã bị đảo lộn, đồng tiền đã khiến con người ta mờ mắt
– 2 câu thực: sự đổi thay to lớn trong xã hội, con người hiện lên với những tính cách xấu xa

==> hiện thực thối nát, với những đạo lý suy đồi
– 2 câu kết: thể hiện nỗi lòng, sự cảnh tỉnh đối với người dân đất Vị Hoàng

==> thái độ phẫn nộ trước cảnh tượng đất nước

Nghệ thuật:

– Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

– Giọng điệu trào phúng

– Câu hỏi đầu cuối tương ứng

Kết bài:

– Giá trị nội dung, bài học

Phân tích bài thơ đất vị hoàng ngắn gọn

Trần Tế Xương là một nhà văn tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Thơ ông có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình. Bức tranh hiện thực trong thơ Trần Tế Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ toàn đau buồn vì hiện thực thối nát của xã hội thực dân nửa phong kiến. Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc trong buổi giao thời. Bài thơ “Đất vị hoàng” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Trần Tế Xương. Tác phẩm cho thấy những đổi thay của xã hội, của quê hương tác giả.

“Có đất nào như đất ấy không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông.
Nhà kia lỗi phép con khinh bố,
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
Keo cú người đâu như cứt sắt,
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng.
Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh,
Có đất nào như đất ấy không?”

Nhà thơ Trần Tế Xương sinh thời trong thời kỳ đau thương, khó khăn nhất của đất nước khi nhân dân ta một lòng sôi sục đánh giặc. Trước tình cảnh nước mất nhà tan, những thay đổi rối ren của xã hội ông đã dùng thể thơ trào phúng với những vần thơ sâu sắc mà chua xót để phản ánh thực trạng xã hội. Bài thơ “đất vị hoàng” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, là bài thơ thể hiện nỗi xót xa trước vận mệnh dân tộc. Vị hoàng là tên cũ của làng quê Tế Xương, đó là cũng là tên dòng sông chảy qua làng. Đây là một vùng quê yên bình, giàu có cùng những thứ đặc sản nổi tiếng. Thế nhưng từ ngày giặt đến xâm chiếm nước ta, vùng quê yên bình đó giờ trở nên xơ xác tiêu điều. Với tấm lòng nặng tình nặng nghĩa với quê hương đất nước, Tế xương đã dùng ngồi bút của mình viết lên những vần thơ đầy chua xót. Bài thơ đất vị hoàng ra đời để tố cáo cái xã hội lúc bấy giờ. Hai câu thơ đề cho thấy hoàn cảnh đổi thay của vùng quê, mang đến cho ta những cảm nhận sâu sắc về sự thay đổi trong xã hội:

Có đất nào như đất ấy không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông

Làng quê của Tế Xương giờ đây đã có rất nhiều đổi thay, ngôi làng yên bình xưa nay đã trở thành một chốn phồn vinh đô thị. Mở đầu tác phẩm là một câu hỏi tu từ gợi thái độ hoài nghi băn khoăn. Phải chăng đó là sự thay đổi quá nhanh chóng đến ngỡ ngàng, khiến cho nhà thơ không còn nhận ra nơi chôn rau cắt rốn của mình nữa. Làng quê của Tế Xương nay đã trở thành một chốn phồn vinh đô thị, tại sao nhà thơ không cảm thấy vui mừng tự hào khi quê hương mình phát triển. Tác giả lại cảm thấy đau xót, xót thương bởi vùng đất trốn thành vinh đó nay đã không còn của nhân dân nữa, nó trở thành chốn ăn chơi của bọn thực dân xâm lược Pháp. Đó chỉ là cái phồn vinh hào nhoáng, giả tạo ẩn sâu bên trong là một vùng đất xác xơ tiêu điều hơn xưa. Phố phường tiếp giáp với bờ sông, đây là những dấu hiệu đổi thay của cuộc sống mới, của lối sống mà người Pháp dựng lên trên đất nước ta. Trần Tế Xương không hề sử dụng hình ảnh ước lệ mà thể hiện những câu thơ tả rất thực. Hai câu thơ trên cho thấy một vùng quê nay trở nên tiêu điều, không có hồn như xưa. Thế nhưng dường như Trần Tế Xương miêu tả những đổi thay của đất đai vẫn chưa đủ. Hai câu thơ thực đã nói lên những đổi thay to lớn trong gia đình, xã hội:

Nhà kia lỗi phép con khinh bố,
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng

Hiện thực xã hội thời kỳ đó hiện lên thật đau đớn, xót xa đến đau lòng. Nhà thơ đã dùng “nhà kia”, “mụ nọ” để ám chỉ những tên đầy khinh bỉ trước cảnh đời xấu xa vô nhân đạo. Xã hội đó không còn một giá trị đạo đức nào, đồng tiền đã vượt mặt lên tất cả các chuẩn mực của cha ông từ xưa đến nay. Thật đáng buồn thay vì cái chữ hiếu được nhân dân ta coi là đạo lý ngàn đời. Vậy mà trong xã hội lúc đó “con lại khinh bố” những giá trị đạo đức cơ bản nhất mà một con người cần có nay cũng không còn nữa. Tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp “cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng” cái tình cảm thiêng liêng bây giờ còn đâu. Hay trong tình phu thê sâu đậm “mụ vợ chanh chua chửi chồng”, làm mất hết đi vẻ đẹp người con gái nước Việt. Với tính cách dịu dàng, nữ tính, luôn chăm lo cho gia đình, người con gái đó theo xã hội đã trở thành một mụ vợ chanh chua. Mọi trật tự, những đạo lý truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta đã bị đảo lộn, đồng tiền đã khiến con người ta mờ mắt chỉ nghĩ đến quang vinh phú quý mà bỏ quên đi những đạo lý nghĩa tình nghĩa thuỷ chung, những chuẩn mực đạo đức cao đẹp. Điều đó khiến chúng ta cảm thấy thật phẫn nộ, ghê sợ cái xã hội đó. Mọi tình cảm cao đẹp nhất của con người Việt Nam đều bị bôi đen, hủy hoại. Trần Tế Xương đã khắc họa sự đổi thay to lớn trong xã hội, con người hiện lên với những tính cách xấu xa:

Keo cú người đâu như cứt sắt,
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng.

Ở cái đất Vị Hoàng với những đổi thay ghê gớm đó, không thiếu những loại người keo cú, tham lam. Phép đảo ngữ “keo cú”, “tham lam” lên đầu câu để nhấn mạnh, là một tiếng chửi đời cay độc lên án loại người bần tiện của xã hội. Hai câu thơ trên là những vần thơ trào phúng với giọng điệu châm biếm và lên án sâu cay. Cái làng Vị Hoàng nhỏ bé ấy nay là một hiện thực thối nát, với những đạo lý suy đồi, con người sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến cũng trở nên đổi thay. Phép so sánh “người đâu như cứt sắt” gợi lên một xã hội thật đáng sợ, đáng khinh bỉ. “Thợ rặn hơi đồng” lột tả bản chất của những loại người tham lam đê tiện. Chỉ vì tiền, đặt đồng tiền lên trên tất cả, có thể xóa mờ đi mọi chuẩn mực đạo đức, mọi mối quan hệ trong xã hội.Tác giả đã vạch trần những nét tính cách thay đổi theo hướng tiêu cực ở làng Vị Hoàng thời kỳ đó. Kết thúc bài thơ Trần Tế Xương đã thể hiện nỗi lòng, sự cảnh tỉnh đối với người dân đất Vị Hoàng:

Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh,
Có đất nào như đất ấy không

Cách dùng nghệ thuật mở kết dưới hình thức câu hỏi tu từ là một lời băn khoăn, đau xót. Tác giả thể hiện thái độ phẫn nộ trước cảnh tượng đất nước, xã hội mà mọi chuẩn mực đạo đức đều bị đảo lộn, con người sống trong hoàn cảnh đen tối với những tính cách xấu xa. Hai câu thơ kết đã mở ra tầm tư tưởng mới cho cả bài thơ.
Bằng việc sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cùng với giọng điệu trào phúng mang đến cho người đọc cảm giác đau đớn, xót xa trước thời thế. Cùng với việc sử dụng nghệ thuật câu hỏi đầu cuối tương ứng, gợi bao nỗi chua xót đau đớn đến đau lòng trước những đổi thay của xã hội.

Bài thơ “Đất vị hoàng” là một tác phẩm trào phúng đặc sắc, thể hiện cho phong cách sáng tác của nhà thơ Trần Tế Xương. Bài thơ là một lời phê phán những thói hư tật xấu của xã hội. Cái xã hội mà con người vì đồng tiền làm mất đi những giá trị của bản thân, những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người. Qua đây Tế Xương thể hiện nỗi lòng đau đớn, căm ghét trước thời cuộc. Đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước thầm kín mãnh liệt nơi tác giả.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *