Đọc hiểu Vì sao có mưa đá cách phòng tránh thế nào
Sự vận hành của thế giới tự nhiên, đem đến cho chúng ta những hiện tượng khó mà có thể lường trước như giông, bão, lũ lụt hay mưa đá. Với sự phát triển của khoa học, công nghệ các chuyên gia khí tượng cũng đã chuẩn đoán, thông báo khi hiện tượng ấy xuất hiện đến cho mọi người dân để cùng nhau tìm biện pháp phòng tránh. Tham khảo câu trả lời đọc hiểu Vì sao có mưa đá cách phòng tránh thế nào nhé!
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Đọc hiểu Vì sao có mưa đá cách phòng tránh thế nào
Câu 1. Trong văn bản đã sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ nào?
Câu 2. Xác định cách trình bày thông tin của đoạn (3) và cho biết tác dụng.
Câu 3. Tìm thông tin cơ bản của đoạn (2), Dựa vào đâu em có thể xác định thông tin này?
Câu 4. Văn bản trên có phải là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên không? Vì sao?
Câu 5. Em hãy nêu ít nhất 4 biện pháp phòng tránh các hiện tượng thời tiết cực đoan khi chúng xuất hiện?
Trả lời đọc hiểu
Câu 1.
– Văn bản sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là hình ảnh (kích thước, hình dáng của đá),
Câu 2.
– Cách trình bày thông tin của đoạn (3) là song hành. Có tác dụng nhằm làm cho đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào, mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn cuối.
Câu 3.
– Thông tin cơ bản của đoạn (2): Sự vận hành của mưa đá. Mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau. Các luồng không khí không ngưng bốc lên cao thì sẽ đưa khối lượng lớn các giọt nước lạnh này lên tầng trên của đám mây.
– Dựa vào những thông tin bổ sung cho câu chủ đề mà em có thể xác định được thông tin
Câu 4.
– Văn bản trên là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên bởi vì nó mang đặc điểm của văn bản thông tin thể hiện việc truyền đạt kiến thức, thông tin vè mưa đá cho người đọc. Và văn bản thông tin không sử dụng các ký tự, mà có các tính năng ngôn ngữ chuyên ngành như “hiện tượng”, “chuyên gia khí tượng”,..
Câu 5.
– Biện pháp phòng tránh các hiện tượng thời tiết cực đoan khi chúng xuất hiện:
+ Nên ở trong nhà thay vì đi ra ngoài dạo chơi
+ Chuẩn bị sẵn các biện pháp ẩn trú, tránh các thời tiết quá cực đoạn
+ Khi có bão đến bếu như ngôi nhà không có hầm tránh bão, thì ngay lập tức di chuyển đến tầng hầm. Tránh xa các cửa sổ, và hãy phủ lên mình nệm, đệm hoặc túi ngủ, có thể chui xuống dưới gầm bàn, gầm tủ…, chúng sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi các mảnh vỡ rơi xuống.
+ Bỗng dưng gặp phải hiện tượng giông sét khi không tìm thấy nơi trú ẩn, thì ta phải cúi rạp người xuống đất để tránh bị sét đánh, chúng ta không được đi sải bước, cũng không được đứng dạng chân. Tư thế tốt nhất là bó gối rạp người xuống đất. Tránh xa các thiết bị liên quan đến kim loại vì có khả năng bị điện giật.