Tổng hợp các đề Đọc hiểu Quê cũ nhà ta thiếu của nào trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết nhất bám sát nội dung các đề thi Văn Đọc hiểu.
Ngữ liệu Đọc hiểu Quê cũ nhà ta thiếu của nào
Quê cũ nhà ta thiếu của nào?
Rau trong nội, cá trong ao.
Cách song mai tỉnh hồn Cô dịch ,
Kề nước cầm đưa tiếng Cửu cao .
Khách đến vườn còn hoa lác,
Thơ nên cửa thấy nguyệt vào.
Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ,
Lẩn thẩn làm chi áng mận đào
(Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 407)
Đọc hiểu Quê cũ nhà ta thiếu của nào (Tự luận) – Đề số 1
Câu 1. Nêu ngắn gọn khoảng 3 dòng hiểu biết của anh/chị về tập thơ Quốc âm thì tập Nguyễn Trãi.
Câu 2. Chỉ ra 1 câu thơ lục ngôn và nêu giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của câu thơ đó?
Câu 3. Chỉ ra từ láy và nêu tác dụng?
Câu 4. Câu thơ nào trong bài thơ cho biết thời gian vào đêm?
Câu 5. Hai câu thơ: Quê cũ nhà ta thiếu của nào? Rau trong nội, cả trong ao. Cho anh/chị biết gì về tình cảm của nhân vật trữ tình?
Câu 6. Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
Trả lời đọc hiểu
Câu 1:
“Quốc âm thi tập” là tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi, cũng là tập thơ Nôm cổ nhất, phong phú nhất của Việt Nam còn lại đến nay. Tập thơ gồm 254 bài chia thành 4 mục: Vô đề (ngôn chí, mạn thuật, trần tình, thuật hứng, tự thuật…) Thì lệnh môn; Hoa mộc môn; cầm thú môn
Câu 2:
– Câu thơ lục ngôn: “Rau trong nội, cá trong ao.”
– Giá trị biểu đạt: thể hiện cuộc sống đủ đầy, không thiếu thốn về nguồn thức ăn, lương thực, đáp ứng như cầu sinh hoạt cho cuộc sống ở quê hương.
– Giá trị thẩm mĩ: sử dụng biện pháp liệt kê để thể hiện vẻ đẹp của quê hương “rau, cá”
Câu 3:
– Từ láy: lẩn thẩn
– Tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc của tác giả khi về ở ẩn.
Câu 4:
– Thơ nên cửa thấy nguyệt vào.
Câu 5:
“Quê cũ nhà ta thiếu của nào? Rau trong nội, cả trong ao” Qua hai câu thơ cho thấy tình cảm của tác giả với quê hương đất nước vô cùng sâu sắc. Ấy là sự tự hào về một vùng quê thanh bình, một vùng quê đủ đầy hương vị của cuộc sống.
Câu 6:
Đoạn thơ là sự hiện hữu của một tâm hồn được tự do tự tại, được trở về với thiên nhiên của tác giả Nguyễn Trãi. Ấy còn là niềm vui mừng, sự hạnh phúc khi đời sống nhân dân được an yên, không khổ cực.
Đọc hiểu Quê cũ nhà ta thiếu của nào (Trắc nghiệm) – Đề số 2
Câu 1: Chỉ ra những câu thơ lục ngôn trong bài.
A. Câu 2, câu 5, câu 6
B. Câu 2, câu 4, câu 6
C. Câu 2, câu 5, câu 7
D. Câu 2, câu 7, câu 8
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là ai?
A. Vị khách
B. Nhân vật trữ tình ẩn danh: tác giả; nhân vật trữ tình xưng danh: ta
C. Cả hai đáp án trên
Câu 3: Chỉ ra từ láy xuất hiện trong bài thơ?
A. Lẩn thẩn.
B. Lơ thơ.
C. Cửu cao.
D. Cảnh thanh.
Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ của câu thơ: “Thơ nên cửa thấy nguyệt vào”
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 5: Tâm hồn của Nguyễn Trãi được thể hiện qua đoạn thơ là?
A. Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu đời.
B. Nhớ cảnh cũ, người xưa.
C. Niềm vui vì sự no ấm của nhân dân.
D. Nỗi lo cho dân, cho nước.
Trả lời đọc hiểu
Câu 1: A. Câu 2, câu 5, câu 6
Giải thích:
– Câu 2: Rau trong nội, cá trong ao; Câu 5: Khách đến vườn còn hoa lác; Câu 6: Thơ nên cửa thấy nguyệt vào.
Câu 2: B. Nhân vật trữ tình ẩn danh: tác giả; nhân vật trữ tình xưng danh: ta
Câu 3: A. Lẩn thẩn.
Câu 4: D. Hoán dụ
Giải thích: Hoán dụ chỉ “Người bạn tương giao”
Câu 5: C. Niềm vui vì sự no ấm của nhân dân.