Chiến tranh là khoảng thời gian lịch sử mà nhiều người không dám đối mặt bởi sự đáng sợ, tàn nhẫn, khủng hoảng của nó, nhưng trong sáng tác văn chương, khung cảnh trong chiến tranh cũng có những lúc thơ mộng, nhẹ nhàng. Cùng Hocmai360 tìm câu trả lời cho Đọc hiểu Qua tấm kính mờ sương nhé!
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Câu hỏi Đọc hiểu Qua tấm kính mờ sương – Đề số 1
Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi kể nào? Tác dụng của ngôi kể đó?
Câu 2. Trong đoạn trích, các nhân vật xuất hiện trong bối cảnh không gian, thời gian nào?
Câu 3. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê trong cầu sau: “Đời lái xe chúng tới như vạc ấy, cô ạ! Nay rừng này, mai qua suối kia, nhưng tháng này sang tháng khác vẫn làm bạn với đường, với trăng thôi”.
Câu 4. Khi nhân vật “Tôi” nhờ Nguyệt (cô gái đi cùng xe) chú ý nghe hộ đoạn đường thường xuyên có máy bay, thái độ của nhân vật Nguyệt như thế nào? Vì sao?
Câu 5. Em hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong đoạn trích?
Trả lời câu hỏi
Câu 1:
– Đoạn trích được kể theo ngôi kể thứ nhất.Có tác dụng như kể lại trực tiếp những gì mình trải qua, nghe thấy, nhìn thấy, trực tiếp thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc và tình cảm của bản thân, đồng thời giọng kể sử dụng ngôi thứ nhất thường là giọng điệu trữ tình, tạo cho người đọc cảm giác gần gũi và thân thiết.
Câu 2:
– Trong đoạn trích, các nhân vật xuất hiện trong bối cảnh không gian tối mịt, được chiếu sáng bởi ánh trăng, thời gian vào lúc khoảng gần khuya.
Câu 3:
– Hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê: Giúp cho diễn đạt trở nên hiệu quả hơn, thu hút sự chú ý của người nghe hoặc đọc. Thông qua việc sắp xếp các từ hoặc cụm từ theo thứ tự, thì biện pháp tu từ liệt kê sẽ giúp tôn vinh và nhấn mạnh nên các ý chính để làm rõ các khía cạnh của vấn đề, và làm tăng giá trị thẩm mỹ của đoạn văn.
Câu 4:
– Khi nhân vật “Tôi” nhờ Nguyệt (cô gái đi cùng xe) chú ý nghe hộ đoạn đường thường xuyên có máy bay, thái độ của nhân vật Nguyệt là thản nhiên ngồi nhìn ra ngoài. → Bởi vì Nguyệt sống trong thời kỳ chiến tranh, hình ảnh, tiếng động của những chiếc máy bay đã sớm không còn là điều xa lạ đối với cô, thế nên khi nhân vật tôi nhờ cô Nguyệt để ý, cô cũng sẽ thản nhiên, bình tĩnh, không thể hiện thái độ bất ngờ, lúng túng, sợ hãi.
Câu 5:
– Nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong đoạn trích:
+ Ngôn từ được sử dụng linh hoạt và sinh động, trau chuốt, tình tiết tỉ mỉ và cú pháp để tạo ra hình ảnh sống động, hiệu ứng tinhn tế, đẹp mắt, giúp cho hình ảnh Nguyệt trong đêm trăng đặc biệt, sống động.
+ Sử dụng màu sắc, âm điệu và nhịp điệu trong cách viết để tạo ra những hiệu ứng riêng biệt và tạo điểm nhấn cho sự miêu tả, tạo sự nhẹ nhàng, ngọt ngào, hòa chung với chút bầu không khí lãng mạn dưới ánh trăng.
+ Sử dụng các từ ngữ tưởng tượng, mang tính trừu tượng giúp tăng cường hiệu quả miêu tả.
Câu hỏi Đọc hiểu Qua tấm kính mờ sương – Đề số 2
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Những hình ảnh thiên nhiên nào được tác giả miêu tả trong đoạn trích?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc”
Câu 4. Anh/ chị có nhận xét gì về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người được thể hiện trong đoạn trích.
Trả lời câu hỏi
Câu 1:
– Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Câu 2:
– Hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả trong đoạn trích là:
+ Lớp sương
+ Mảnh trăng
Câu 3:
– Biện pháp tu từ trong câu: So sánh “như một mảnh bạc”.
=>tác giả sử dụng nhằm muốn độc giả nhìn ra sự trong sáng, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, của ánh trăng, giàu tính gợi hình gợi cảm.
Câu 4:
– Vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong đoạn trích như thể hòa quyện vào với nhau vô cùng huyền diệu, lấp lánh, một đẹp một cách lạ thường. Chỉ khi đắm chìm vào bức tranh huyền ảo dưới ánh trăng, người đọc mới có thể tưởng tượng ra được tình cảnh, huyền ảo, thấp thoáng có cảm giác ma mị, bồi hồi.