Những cây cầu bắc qua sông Hồng đã trở thành một nét đẹp riêng của thành phố. Hãy cùng Học mãi 360 trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu những cây cầu bắc qua Sông Hồng của Hà Nội nhé!
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Đọc hiểu những cây cầu bắc qua Sông Hồng của Hà Nội
Câu 1. Nêu quan điểm của người viết qua văn bản trên?
Câu 2. Văn bản nhắc đến những cây cầu nào được bắc qua sông Hồng? Nêu vai trò của các cây cầu ấy?
Câu 3. Đề tài chính của văn bản thông tin trên là gì?
Câu 4. Cách triển khai văn bản trên được trình bày theo cấu trúc nào?
Câu 5. Vai trò của yếu tố phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin trên có tác dụng gì?
Câu 6. Anh/ chị có đồng tình với cách trình bày dữ liệu và thông tin của văn bản trên là giới thiệu về vai trò quan trọng của các cây cầu bắc qua sông Hồng không? Vì sao?
Trả lời
Câu 1.
– Người viết thông qua bài viết trên đã cho thấy được tình cảm và những cảm nhận của tác giả dành cho các cầu cầu bắc ngang qua con sông lịch sử của thành phố.
Câu 2.
– Những cây cầu bắc qua sông Hồng được nhắc tới trong văn bản:
+ Cầu Long Biên: làm “đầu cầu” giao thông nổi liền Thủ đô với các tuyến đường lên miền núi phía bắc và miền biển phía đông.
+ Cầu Thăng Long: đây là biểu tượng cho tình hữu nghị Việt Nam – Liên bang Xô viết.
+ Cầu Chương Dương: được xây dựng để dễ dàng lưu thông xe cộ khi Hà Nội bị quá tải phương tiện
Câu 3.
– Đề tài chính của văn bản thông tin trên là về những cây cầu bắc ngang qua sông Hồng
Câu 4.
– Văn bản được triển khai theo cấu trúc diễn dịch
Câu 5.
– Yếu tố phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin trên có tác dụng giúp cho người đọc hình dung ra được hình dáng và vị trí của chiếc cầu.
Câu 6.
– Em đồng tình với cách trình bày dữ liệu và thông tin của văn bản trên là giới thiệu về vai trò quan trọng của các cây cầu bắc qua sông Hồng. Bởi vì như vậy sẽ giúp cho người đọc biết được quá trình hình thành của các cây cầu theo thời gian phát triển.