Skip to content
Danh mục:

Đọc hiểu Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi

Post date:
Author:
Number of comments: no comments

“Tấc đất Thành cổ” là một bài thơ đầy cảm xúc về những người lính đã hi sinh tại Thành cổ Quảng Trị. Hãy cùng Học mãi 360 trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi nhé!

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

TẤC ĐẤT THÀNH CỔ

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi

Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ

Trời cũng tự trong xanh và lộng gió

Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây

 

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi

Thành cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật

Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật

Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào

 

Bạn nằm lại nơi này, nơi nao?

Phía đông thành, tây thành hay dưới dòng Thạch Hãn

Tám mươi mốt ngày đêm đất trời ken dày bom đạn

Cát trắng rang vàng, nghiêng lệch cả dòng sông

 

Thắp một nén nhang và khóc ít thôi

Tôi thầm nhủ lòng mình như vậy

Để một phút lắng lòng nghe bạn gọi

Bạn nằm lại nơi nào bạn ơi?

 

Bạn nằm lại nơi đồng đất quê hương

Nơi chiến tuyến lằn ranh sông Bến Hải

Súng trong tay và đôi mắt rực lửa

Trút hận xuống đầu thù rồi ngã xuống bình yên

 

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi

Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ

Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió

Ru mãi bài ca Bẩt tử đến vô cùng.

Tháng 7-2002

(Phạm Đình Lân)

Đọc hiểu Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Bài thơ trên gợi nhắc đến sự kiện lịch sử nào của đất nước ta?

Câu 3. Câu thơ nào được coi là lời nhắn nhủ da diết nhất trong bài thơ?

Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ 3.

Câu 5. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Từ bài thơ, có thể biết thêm thông tin gì về nhân vật trữ tình?

Câu 6. Hình ảnh người lính được nhắc đến trong những câu thơ nào? Qua đó, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì?

Câu 7. Em hiểu thế nào về hai câu thơ sau:

“Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật

Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào”

Câu 8. Nêu cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

Câu 9. Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc bài thơ.

Trả lời Đọc hiểu

Câu 1:

Thể thơ của văn bản trên: Tự do

Câu 2:

Cuộc chiến thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm năm 1972

Câu 3:

Câu thơ được coi là lời nhắn nhủ da diết nhất trong bài thơ: “Ru mãi bài ca bất tử đến vô cùng”

Câu 4:

– Biện pháp tu từ: Cường điệu

– Tác dụng:

+ Gợi hình, gợi cảm cho câu thơ

+ Làm câu thơ trở nên có vần điệu, nhịp điệu

+ Nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh, tội ác của giặc Mỹ và những mất mát hi sinh của đồng đội mình. Hình ảnh thơ vừa tái hiện một giai đoạn lịch sử đau thương vừa nhấn mạnh sự xúc động mãnh liệt của tác giả khi nhớ về những năm tháng dữ dội đó.

Câu 5:

– Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người lính

– Người lính từng tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm 1971, sau khi trở về chiến trường anh vô cùng xót thương những người đồng chí, đồng đội đã ngã xuống tại mảnh đất này.

Câu 6:

– Hình ảnh người lính được thể hiện qua các câu thơ: “Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ”, “Bạn nằm lại nơi đồng đất quê hương”, “Súng trong tay và đôi mắt rực lửa.

– Qua những hình ảnh đau thương về đồng đội tác giả vô cùng nhớ tiếc, xót xa, nhớ nhung da diết mong muốn đồng đội đã ngã xuống được yên nghỉ trong thanh thản bình yên.

Câu 7:

“Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật

Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào”

Câu thơ là sự đau thương, xót xa của tác giả viết về những người đồng đội của mình, đã một thời cùng ăn, cùng ngủ, cùng đấu tranh vì độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Mỗi người lính lại mang trong mình một câu chuyện khiến mọi người khi nghe kể về lại nghẹn ngào. Vì tương lai hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc mà những người hùng đã bỏ cả tính mạng của mình ở nơi đất khách quê người, hi sinh khi “không ai nhớ mặt đặt tên”. Mỗi tấc đất đều có những người đã hi sinh, bởi vậy đó là những cuộc đời có thật, được nhớ tới, được kể lại.

Câu 8:

Cảm xúc chủ đạo của bài thơ: thương tiếc, xót xa, nhớ nhung da diết mong muốn đồng đội đã ngã xuống được yên nghỉ trong thanh thản bình yên của tác giả.

Câu 9:

Bài thơ trên để lại cho em rất nhiều thông điệp, nhưng thông điệp ấn tượng nhất đối với em là: Trân trọng giá trị hòa bình và khắc ghi công lao của những người lính đã hi sinh cả cuộc đời của mình để cho ta có một cuộc sống như ngày hôm nay. Được sống trong một Đất nước yên bình, không có tiếng súng là sự may mắn lớn nhất đối với mỗi chúng ta. Vậy nên, hãy sống một cuộc sống thật ý nghĩa, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, đáp nghĩa. Đừng quên chúng ta đang sống trên máu và xương của những người hùng đã hy sinh trong chiến tranh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *