Mỗi người từ khi sinh ra đều có cho mình những đường nét khác nhau, thế nên không thể đánh giá một ai đó đẹp hay xấu chỉ qua tiêu chí nhan sắc của bản thân bạn. Hãy cùng đến với bài Đọc hiểu Ai biểu xấu (Trắc nghiệm) nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đọc hiểu Ai biểu xấu (trắc nghiệm)

Câu 1. Dòng nào không nói lên dấu hiệu cho biết văn bản trên là truyện ngắn?

A. Nhân vật ít.

B. Dung lượng ngắn (gần 2 trang).

C. Ít sự việc (diễn ra trong thời gian rất ngắn).

D. Cảm nghĩ của người kể chuyện.

Câu 2. Dòng nào nói đúng về nội dung của truyện ngắn?

A. Về việc nhận xét (của giám khảo) trong cuộc thi hát.

B. Suy nghĩ của khán giả về cuộc thi hát.

C. Ý định đi thi hát của người kể chuyện.

D. Kể chuyện nhan sắc của ca sĩ.

Câu 3. Dòng nào sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự kể của văn bản?

A. Cảm giác của thí sinh; Giám khảo nhận xét thí sinh thi hát; Suy nghĩ của người kể chuyện về cuộc thi hát.

B. Giám khảo nhận xét thí sinh thi hát; Suy nghĩ của người kể chuyện về cuộc thi hát; Suy nghĩ của người kể chuyện về nhan sắc con người.

C. Suy nghĩ của người kể chuyện về cuộc thi hát; Suy nghĩ của người kể chuyện về nhan sắc con người.

D. Nỗi khổ của người đi thi; Giám khảo nhận xét thí sinh thi hát; Suy nghĩ của người kể chuyện về cuộc thi hát.

Câu 4. “…Bạn diễn đạt hơi thiếu biểu cảm. Giọng bạn đuối đi khi đến cao trào. Một điểm nữa là ngoại hình bạn bị hạn chế.” là lời nói của ai? Tác động đến những đối tượng nào?”

A. Của tác giả, tác động tới độc giả.

B. Lời của người kể chuyện, tác động đến độc giả.

C. Của giám khảo cuộc thi hát, tác động đến thí sinh, toàn bộ người tham dự.

D. Của người tham dự, tác động đến thí sinh và giám khảo.

Câu 5. Dòng nào sau đây là sản phẩm của trí tưởng tượng trong sáng tạo văn học?

A. Anh sẽ oán giận cuộc đời, oán giận mẹ cha đã tạo ra anh giữa đời này, làm cho anh tới nông nỗi này, chết đứng trên sân khấu.

B. Anh vẫn phải gượng gạo cười, chờ người ta chê xong, cảm ơn, và rời sân khấu trên đôi chân không phải của mình.

C. Vị giám khảo đến từ thành phố văn minh kia “âu yếm” (quả thật vẻ mặt ông rất hồn nhiên) nhận xét về ngoại hình mình.

D. Tôi bỗng nghĩ mình may, phải biết hát hò, có khả năng tôi cũng đi thi.

Câu 6. Vì sao người kể chuyện không tán thành với nhận xét của một vị giám khảo “… ngoại hình bạn bị hạn chế” ?

A. Thiếu tế nhị.

B. Không phù hợp với tiêu chí của cuộc thi.

C. Khiến thí sinh bị tổn thương.

D. Khán giả mất cảm tình.

Câu 7. Đoạn văn sau là lời của ai, nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?

“Bởi mỗi người có một quan niệm khác nhau về cái đẹp, như tôi, lam lũ, đen đúa, bụi bặm… là đẹp, thì bạn nói bạn thích vẻ dịu dàng, thuần khiết, mỏng manh, sang trọng…”

A. Lời của một thí sinh, nói về các quan niệm về cái đẹp. Thể hiện thái độ không đồng tình với nhận xét của 1 vị giám khảo.

B. Lời của người kể chuyện, nói về các quan niệm về cái đẹp. Thể hiện thái độ đồng tình với nhận xét của 1 vị giám khảo.

C. Lời của người kể chuyện, nói về các quan niệm về cái đẹp. Thể hiện thái độ không đồng tình với nhận xét của 1 vị giám khảo.

D. Lời của một giám khảo, nói về các quan niệm về cái đẹp. Thể hiện thái độ không đồng tình với nhận xét của 1 vị giám khảo trước đó.

Câu 8. Những chuyện không đâu trong dòng “Tỉnh dậy, để thấy đời buồn vì những chuyện không đâu” là chuyện gì?

A. Đi thi.

B. Ngoại hình.

C. Người khác nhận xét về ngoại hình của mình.

D.Thi hát.

Câu 9. Tác giả dùng phép tu từ nào trong dòng sau? Để diễn tả điều gì?

“Để đi qua một giấc mơ dài, chợt tỉnh bất ngờ vì bị dội vào người thứ nước lấy lên từ những dòng sông băng, buốt nhức, cắt da cắt thịt.”

A. Ẩn dụ, diễn tả nỗi đau đến quá bất ngờ.

B. Ẩn dụ, diễn tả nỗi nhục nhã đến quá bất ngờ.

C. Hoán dụ, diễn tả nỗi đau đến quá bất ngờ.

D. Tượng trưng, diễn tả nỗi thất vọng.

Câu 10. Vị giám khảo cần nhận xét tiêu chí nào để đánh giá năng lực của thí sinh?

A. Trang phục.

B. Giọng hát.

C. Khả năng biểu cảm.

D. Khả năng vũ đạo.

Câu 11. Nghệ thuật kể chuyện của văn bản trên có gì đặc biệt?

A. Chủ yếu là suy ngẫm của người kể chuyện.

B. Sự việc tản mạn theo dòng suy ngẫm.

C. Đan cài kể chuyện với suy ngẫm, bình luận của người kể chuyện.

D. Không thể xác định được nhân vật của chuyện.

Câu 12. Dòng nào không nói lên thông điệp của câu chuyện trên?

A. Không nên làm người khác tổn thương.

B. Vẻ đẹp ngoại hình không phải là yếu tố quan trọng nhất.

C. Giám khảo cần nhận xét hướng vào tiêu chí của cuộc thi.

D. Không được nhận xét về ngoại hình trong cuộc thi hát.

Câu 13. Dòng nào nói lên chủ đề của văn bản và một số biểu hiện của chủ đề đó?

A. Đánh giá cần tế nhị. Qua câu chuyện mở đầu và suy nghĩ của “tôi”.

B. Đánh giá ngoại hình người khác rất khó. Qua câu chuyện mở đầu.

C. Đi thi hát dễ bị tổn thương. Qua biểu hiện của thí sinh.

D. Ngoại hình là yếu tố quan trọng. Qua suy nghĩ của “tôi”

Trả lời câu hỏi

Câu 1. D -> Dòng không nói lên dấu hiệu cho biết văn bản trên là truyện ngắn: Cảm nghĩ của người kể chuyện.

Câu 2. A  -> Nội dung của truyện ngắn: Về việc nhận xét (của giám khảo) trong cuộc thi hát.

Câu 3. B -> Sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự kể của văn bản: Giám khảo nhận xét thí sinh thi hát; Suy nghĩ của người kể chuyện về cuộc thi hát; Suy nghĩ của người kể chuyện về nhan sắc con người.

Câu 4. C -> “…Bạn diễn đạt hơi thiếu biểu cảm… bị hạn chế” là lời của giám khảo cuộc thi hát, tác động đến thí sinh, toàn bộ người tham dự.

Câu 5. A ->  Anh sẽ oán giận cuộc đời, oán giận mẹ cha đã tạo ra anh giữa đời này, làm cho anh tới nông nỗi này, chết đứng trên sân khấu là sản phẩm của trí tưởng tượng trong sáng tạo văn học

Câu 6. B -> Người kể chuyện không tán thành với nhận xét của một vị giám khảo bởi vì nó Không phù hợp với tiêu chí của cuộc thi.

Câu 7. B -> Đoạn văn là lời của người kể chuyện, nói về các quan niệm về cái đẹp. Thể hiện thái độ đồng tình với nhận xét của 1 vị giám khảo.

Câu 8. C -> Những chuyện không đâu trong dòng “Tỉnh dậy, để thấy đời buồn vì những chuyện không đâu” là chuyện người khác nhận xét về ngoại hình của mình.

Câu 9. A –>  Tác giả dùng phép tu từ Ẩn dụ dùng để diễn tả nỗi đau đến quá bất ngờ.

Câu 10. B -> Vị giám khảo cần nhận xét tiêu chí nào để đánh giá năng lực của thí sinh: Giọng hát.

Câu 11. C ->  Đan cài kể chuyện với suy ngẫm, bình luận của người kể chuyện.

Câu 12. D -> Nghệ thuật kể chuyện của văn bản: Không được nhận xét về ngoại hình trong cuộc thi hát tạo nên sự đặc biệt

Câu 13. A  -> Chủ đề của văn bản: đánh giá cần tế nhị. Một số biểu hiện của chủ đề: Qua câu chuyện mở đầu và suy nghĩ của “tôi”.

Đọc hiểu Ai biểu xấu (tự luận) – Đề 1

Câu 1. Tác giả muốn nói điều gì trong câu: “Hẳn anh không muốn mình xấu. Hẳn cha mẹ anh cũng không muốn sinh con xấu”. Em có đồng ý với điều đó không? Vì sao?

Câu 2. Phân tích dụng ý, thái độ của nhà văn trong câu sau (dùng từ, sử dụng dấu ngoặc đơn, ngoặc kép): “Nhưng vào cái lúc vị giám khảo đến từ thành phố văn minh kia “âu yếm” (quả thật vẻ mặt ông rất hồn nhiên)”.

Câu 3. Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi a, b, c

“…Mà anh vẫn phải gượng gạo cười, chờ người ta chê xong, cảm ơn, và rời sân khấu trên đôi chân không phải của mình, gương mặt không còn là của mình, di chuyển một thân xác đã khô những máu, thân xác cũng không còn là của anh.”

Xác định các chi tiết, hình ảnh tả thực, điều tưởng tượng trong đoạn trên.

a. “Mà anh vẫn phải gượng gạo cười, chờ người ta chê xong, cảm ơn” miêu tả ai? Nhằm thể hiện điều gì ở đối tượng?

b. Ngôn từ của văn bản khiến em tưởng tượng ra điều gì? Hãy diễn tả điều đó (4-6 câu).

Câu 4. Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi a, b, c.

“Cảm giác và nói ra cảm giác là hai chuyện khác nhau, một cái là của riêng mình và cái kia tác động đến người khác. Ai cũng nghĩ như vị giám khảo kia, nhưng không phải ai cũng thiếu tế nhị, thừa tàn nhẫn để thể hiện nó bằng lời, công khai giữa đám đông.”

a. “…thiếu tế nhị, thừa tàn nhẫn” là biểu hiện của ai? Vì sao người đó lại bị đánh giá như vậy?

b. Vì sao tác giả nói: Cảm giác và nói ra cảm giác là hai chuyện khác nhau…?

c. Tác giả muốn nhắn gửi điều gì tới người đọc từ đoạn văn bản trên?

Câu 5. Đọc ngữ liệu sau và thực hiện theo yêu cầu

Đọc hiểu Ai biểu xấu
Đọc hiểu Ai biểu xấu

a. Lựa chọn, điền vào bảng câu văn có nội dung tương đồng của ngữ liệu trên với truyện ngắn Ai biểu xấu của tác giả Nguyễn Ngọc Tư.

Đọc hiểu Ai biểu xấu

b. Xác định từ lặp 2 lần ở 2 đoạn cuối để xác định nét khác biệt về nội dung và hình thức của văn bản Ngừng phán xét ngoại hình người khác với Ai biểu xấu của tác giả Nguyễn Ngọc Tư.

Trả lời câu hỏi

Câu 1.

– Ngoại hình không đẹp là do tạo hóa, là con người, ai cũng mong muốn có một ngoại hình đẹp (không nói tới yếu tố thẩm mỹ vì nó rất tốn kém, không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện).

– Em có đồng ý không?: Học sinh tự trình bày quan điểm cá nhân.

Câu 2.  

– Dùng từ: văn minh để tạo ra sự tương phản ngầm với lời nói không văn minh của một vị giám khảo.

– Dùng dấu:

+ Ngoặc kép “âu yếm”: với ý nghĩa đặc biệt – mỉa mai.

+ Ngoặc đơn (quả thật vẻ mặt ông rất hồn nhiên): diễn tả thái độ vô tình đến vô tâm của vị giám khảo khi làm tổn thương người khác, tức là không hề biết đến cảm xúc. Cảm giác của thí sinh (khi nghe: ngoại hình bạn bị hạn chế).

– Thái độ nhà văn: không đồng tình với ứng xử, lời nói thiếu tế nhị của vị giám khảo.

Câu 3. 

a. – Chi tiết, hình ảnh tả thực: gượng gạo cười, chờ người ta chế xong, cảm ơn, và rời sân khấu;

– Chi tiết, hình ảnh tưởng tượng: chân không phải của mình, gương mặt không còn là của mình, di chuyển một thân xác đã khô những máu…

b. Tả thí sinh sau khi nghe lời nhận xét. Nhằm thể hiện nỗi đau tinh thần của người bị tổn thương bởi lời nói thô, thiếu tế nhị, không văn minh.

c. Em tưởng tượng: Học sinh tự làm.

Câu 4. 

a. Của 1 vị giám khảo, vì làm tổn thương người khác vì thiếu tế nhị, không lịch sự.

b. Vì: Cảm giác là của một cá nhân diễn ra âm thầm trong suy nghĩ, xúc cảm một con người, nhưng khi nói ra sẽ tác động đến người trong cuộc giao tiếp (có thể tạo cảm giác không tích cực… làm tổn thương người khác…).

c. Tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc: bài học ứng xử, khi nói hay làm đều cần quan tâm đến cảm xúc, cảm giác của người trong cuộc giao tiếp… hiểu những quy tắc ứng xử…).

Câu 5. 

a. Nội dung tương đồng của hai ngữ liệu

Đọc hiểu Ai biểu xấu

b.

– Nhân cách

– Nét khác biệt:

+ Văn bản truyện: thiếu tế nhị, thừa tàn nhẫn, với kiểu văn bản: truyện

+ Văn bản Ngừng phán xét ngoại hình người khác khẳng định: Chê bai ngoài hình người khác đã khẳng định thuộc NHÂN CÁCH con người. Văn bản thuộc phương thức nghị luận.

Đọc hiểu Ai biểu xấu (tự luận) – Đề 2

Câu 1. Người kể chuyện: ngôi thứ nhất xưng “tôi”. (Người kể chuyện hạn tri)

Câu 2.  Trong đoạn văn [1], chi tiết cho thấy cảm xúc của thí sinh khi nghe lời nhận xét của giám khảo: “một chút điếng dại đi thoáng qua trên gương mặt thí sinh”.

Câu 3. 

– Điểm nhìn trần thuật: điểm nhìn của nhân vật “tôi”.

– Tác dụng:

+Thể hiện trực tiếp suy nghĩ của nhân vật “tôi” về ngoại hình của mình và cách đánh giá người khác

Câu 4.  Qua đoạn văn [6], nhân vật tôi thể hiện thái độ như thế nào trước cách vị giám khảo nhận xét ngoại hình của người khác trước đám đông? Qua đó, cho thấy nhân vật tôi có suy nghĩ như thế nào về cách góp ý cho người khác?

+ Thái độ của nhân vật tôi: không đồng tình với cách góp ý thiếu tế nhị của vị giám khảo “Ai cũng nghĩ như vị giám khảo kia, nhưng không phải ai cũng thiếu tế nhị, thừa tàn nhẫn để thể hiện nó bằng lời, công khai giữa đám đông.

+ Suy nghĩ của nhân vật tôi về cách góp ý cho người khác: khi góp ý cần tế nhị để tránh làm tổn thương đến người khác.

Câu 5.

Chủ đề: Cách nhận xét/ đánh giá/ góp ý/thái độ khi đánh giá người khác đặc biệt là về ngoại hình.

Câu 6.

Từ nội dung của văn bản trên, anh/chị hãy rút ra bài học cho bản thân?

– Học sinh tự rút ra bài học cho bản thân (về nhận thức, hành động…). Trình bày ngắn gọn từ 5-7 dòng với yêu cầu là đúng đắn, phù hợp, tránh chung chung. GV căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm. Sau đây là gợi ý:

+Khi nhận xét ngoại hình của người khác, cần tế nhị, nhận xét ưu điểm trước, hạn chế sau.

+Không chê bai, đùa cợt trước các bạn còn hạn chế về ngoại hình, tránh sự hiểu lầm không mong muốn.

+Vui vẻ, hòa đồng, không xa lánh, động viên, khích lệ tinh thần của các bạn không may mắn khi có ngoại hình hạn chế.

By mai123

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *