Vào dịp Tết nguyên đán, mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Dưới đây là dàn ý phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau của nhà thơ Trần Tế Xương.

Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ “Năm mới chúc nhau” và tác giả Trần Tế Xương.

2. Thân bài:

a) Giới thiệu tác giả Trần Tế Xương:

+ Trần Tế Xương là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam.

+ Ông được mọi người gọi với tên là Tú Xương.

+ Trần Tế Xương cưới vợ và sinh được 8 người con – 6 trai và 2 gái. Cuộc sống của gia đình ông rất khó khăn vì nhà con đông, nghèo, công việc lại không ổn định nên mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay vợ ông – bà Tú chăm lo và quán xuyến.

+ Mặc dù cuộc đời của nhà thơ ngắn ngủ tuy nhiên ông đã để lại sự nghiệp văn học đồ sộ với hơn 100 tác phẩm tiêu biểu bao gồm các thể loại khác nhau.

+ Hầu hết các tác phẩm của ông đều viết về khoa cử, nho học và hình ảnh một nền nho học đang thoái hóa và cảnh nghèo khó của dân trong hoàn cảnh đất nước.

+ Ngoài ra, ông còn nổi tiếng là ngòi bút trào phúng, châm biếm phê phán chế độ phong kiến mục nát, bọn thực dân Pháp tàn ác, quan lại, tay sai cho giặc.

+ Đặc biệt, trong sự nghiệp cầm bút của mình ông còn khai thác thêm đề tài viết về vợ của mình.

b) Giới thiệu bài thơ “ Năm mới chúc nhau”:

+ Bài thơ “Năm mới chúc nhau” là một bài thơ châm biếm với những lời chúc mừng năm mới truyền thống.

+ Bài thơ phản ánh sự hiện thực xã hội đầy bất công và tham nhũng, khi mà những lời chúc nhau chỉ là những lời rỗng tuếch, khoa trương không có ý nghĩa thực tế. Bài thơ nhấn mạnh sự chênh lệch giàu nghèo, quyền lực và sự bất công trong xã hội.

c) Phân tích bài thơ “Năm mới chúc nhau”

+ Lời chúc đầu tiên, câu chúc mà giống câu chửi, đó là chế giễu mấy tên hợm hĩnh lố bịch ấy.

“Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu

Phen này ông quyết đi buôn cối,

Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.”

-> “ lẳng lặng mà nghe”: thái độ bình tĩnh, từ tốn.

-> “trăm tuổi bạc đầu” và từ “râu” bằng một giọng tự sự đầy giễu cợt.

-> Cách xưng hô“ông” một cách trịch thượng, hạ những kẻ nhố nhăng xuống hàng đứa, nó.

+ Lời chúc thứ hai, nhà thơ thể hiện sự căm ghét thói đời mà tiền đặt lên trên tất cả, đến quan chức mà có tiền mua:

“Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang

Đứa thì mua tước, đứa mua quan

Phen này ông quyết đi buôn lọng

Vừa chửi vừa la cũng đắt hàng.”

-> Chúc sang: thể hiện thái độ coi thường của nhà thơ đối với bọn vô học, trưởng giả làm sang.

->Câu thơ lặp lại mấy chữ “đứa thì mua tước, đứa mua quan” đã vẽ nên cảnh tượng nhốn nháo, đua đòi kệch cỡm của bọn vô học chốn quan trường

-> Câu thơ “Vừa chửi vừa la cũng đắt hàng” thể hiện thái độ hả hê, mừng rỡ của nhà thơ.

-> Sống lâu và sống sang là nội dung của hai lời chúc đầu. Nhưng qua hai lời chúc ấy lại thấy tất cả sự nhếch nhác, bệ rạc của bọn người này. Nhà thơ phô bày cảnh trò hề chúc sang, những kẻ kém tâm hồn đến trí tuệ dù có đắp bao nhiêu phục trang lộng lẫy, hay mũ cánh chuồn úp đầu cũng chẳng khiến người ta nể nang. Đó là những kẻ thích làm sang, thích tự bôi vẽ cái vẻ sang trọng quyền quý hài hước lên khuôn mặt bại hoại của chính bản thân mình.

+ Lời chúc thứ ba, chúc nhau “cái sự giàu” và “sự lắm con”.

“Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu.

Trăm ngàn vạn mớ để vào đâu?

Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:

Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.

Phố phường chật hẹp, người đông đúc,

Bồng bế nhau lên nó ở non”.

-> Điệp ngữ “Lẳng lặng mà nghe” được nhắc lại lần thứ ba.

-> Hình ảnh “ trăm ngàn vạn mớ”, “sinh năm đẻ bảy” nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt về sự ô hợp, lộn xộn của lũ người ham của.

-> Lời bình luận của tác giả: “ “Phen này ắt hẳn gà ăn bạc – Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu” hoặc “Phố phường chật hẹp người đông đúc – Bồng bế nhau lên nó ở non” -> hiện thực cuộc sống nhố nhăng, hài hước.

d) Đánh giá nghệ thuật bài thơ Năm mới chúc nhau

+ Nhan đề thơ nghe có vẻ rất đỗi bình thường. Vào dịp năm mới, họ dành cho nhau những lời chúc tụng nhau vốn dĩ là chuyện rất nên làm, là những gì quen thuộc mong một năm mới bình an. Nhưng trong thơ của Tú Xương, lời chúc tết ấy lại có nhiều điều khiến người đọc phải suy nghĩ. Đó là tiếng cười châm biếm về hiện thực xã hội phong kiến lúc bấy giờ, đó là những lời chúc nịnh nọt của bọn vô học chốn quan trường, của bọn trưởng giả làm sang.

+ Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và châm biếm được truyền tải bằng thể thơ thất ngôn Đường luật

+ Nội dung bài thơ là những tiếng chửi, những lời chế giễu sâu cay.

+ Tính chất châm biếm thể hiện rõ trong câu thơ

+ Cách sử dụng từ ngữ xưng hô rất nghệ thuật: xưng “ông”; gọi bọn mua quan, bán tước, ham hố cái sự giàu và “sự lắm con” bằng “nó”, “đứa”,… tạo nên tiếng cười châm biếm sâu cay. Cách diễn đạt theo kiểu ngon ngôn như “trăm ngàn vạn mớ”, “sinh năm đẻ bảy” cũng là nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt về sự ô hợp, lộn xộn của lũ người hợm của.

+ Điệp từ “lẳng lặng mà nghe” nhắc lại nhiều lần trong bài thơ

+ Giọng điệu bài thơ vừa dí dỏm, hài hước vừa chế giễu, châm biếm, đả kích.

3. Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị của tác phẩm Năm mới chúc nhau.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *