Cảm xúc về bài thơ Cái trống trường em của Thanh Hào

Cái trống trường là vật dụng quen thuộc và gắn bó mật thiết với cuộc đời mỗi học sinh, viết về đề tài ấy người đọc nhớ ngay đến bài thơ Cái trống trường em của tác giả Thanh Hào. Sau đây, mời các em cùng Hocmai360 tìm hiểu bài viết cảm xúc về bài thơ Cái trống trường em của Thanh Hào.


Dàn ý cảm xúc về bài thơ Cái trống trường em của Thanh Hào

Cảm xúc về bài thơ Cái trống trường em của Thanh Hào

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Thanh Hào

- Giới thiệu về nội dung bài thơ Cái trống trường em

- Trích dẫn thơ

2. Thân bài:

- Nêu những đặc điểm nổi bật trong phong cách sáng tác của tác giả Thanh Hào

- Nêu hoàn cảnh xuất xứ và tóm gọn nội dung chính của toàn bộ bài thơ Cái trống trường em.

- Phân tích và nêu cảm xúc về nội dung bài thơ:

- Phân tích bốn câu thơ đầu tiên:

Cái trống trường em

Mùa hè cũng nghỉ

Suốt ba tháng liền

Trống nằm ngẫm nghĩ.

+ Cái trống trường hoạt động miệt mài suốt cả năm học thế nhưng khi mùa hè đến thì trống nằm nghỉ ngơi như những bạn học sinh được nghỉ hè.

+ Tác giả đã nhân hoá hình ảnh cái trống khi miêu tả “Trống nằm ngẫm nghĩ”. Trống không hề vui vẻ mà dường như đang nhớ đến những bạn học sinh thân yêu.

+ Chỉ với khổ thơ đầu tiên, người đọc cảm nhận được tình cảm đặc biệt mà trống trường dành cho các cô cậu học sinh thân yêu.

- Phân tích bốn câu thơ tiếp:

Buồn không hả trống

Trong những ngày hè

Bọn mình đi vắng

Chỉ còn tiếng ve?

+ Những cô cậu học sinh dường như đang trò chuyện với người bạn thân thiết của mình – cái trống thân yêu.

+ Trống cũng biết buồn, biết nhớ, biết thương. Khi những ngày hè đến thì học sinh đi vắng, sân trường rộng lớn chỉ có tiếng ve kêu.

Phân tích bốn câu thơ tiếp: 
Cái trống lặng im

Nghiêng đầu trên giá

Chắc thấy chúng em

Nó mừng vui quá!

+ Ta tưởng cái trống sẽ im lặng thế nhưng nó rất vui vẻ khi được các bạn nhỏ yêu thương và hỏi thăm mình.

+ Trống nằm im nghiêng đầu trên giá khi thấy những bạn nhỏ trở lại trường học, nó mừng vui không nói thành lời

- Phân tích bốn câu thơ cuối:

Kìa trống đang gọi:

Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!

Vào năm học mới

Giọng vang tưng bừng.

+ Trống có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó chính là gọi các bạn nhỏ và báo hiệu một năm học mới.

+ Nghe tiếng trống: Tùng! Tùng! Tùng mà lòng mỗi học sinh đều nôn nao, hạnh phúc. Tiếng trống vang tưng bừng tạo nên một không khí nô nức, vui vẻ đón chào năm học mới.

+ Có thể thấy trống như một người bạn thân không thể nào tách rời của những bạn học sinh.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại nội dung và nghệ thuật của toàn bộ tác phẩm.

- Nêu cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ.


Cảm xúc về bài thơ Cái trống trường em của Thanh Hào (hay và đầy đủ nhất)

Cảm xúc về bài thơ Cái trống trường em của Thanh Hào

Thanh Hào là một nhà thơ tài ba của nền văn học Việt Nam, những sáng tác của ông đều xoay quanh đề tài thiếu nhi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Một trong số đó phải kể đến bài thơ Cái trống trường em, cái trống trường là người bạn thân thiết của các em học sinh, Thanh Hào như nói lên những tâm tư, tình cảm của cái trống khi mùa hè dần đến.

Cái trống trường em

Mùa hè cũng nghỉ

Suốt ba tháng liền

Trống nằm ngẫm nghĩ.

Buồn không hả trống

Trong những ngày hè

Bọn mình đi vắng

Chỉ còn tiếng ve?

Cái trống lặng im

Nghiêng đầu trên giá

Chắc thấy chúng em

Nó mừng vui quá!

Kìa trống đang gọi:

Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!

Vào năm học mới

Giọng vang tưng bừng.

Thanh Hào có phong cách sáng tác riêng biệt, hồn thơ của ông trong trẻo và tươi vui, chủ đề xoay quanh những điều đặc biệt, bình dị của thiếu nhi nhưng lại vô cùng đáng yêu.

Đến với bốn câu thơ đầu tiên:

Cái trống trường em

Mùa hè cũng nghỉ

Suốt ba tháng liền

Trống nằm ngẫm nghĩ.

Người đọc cảm nhận được mùa hè oi bức đang dần đến, khi các cô cậu học sinh được nghỉ hè thì cái trống cũng như vậy. Suốt một năm học nó đã làm việc vất vả thì cuối hè nó cũng sẽ được nghỉ ngơi.

Thanh Hào đã nhân hoá khi cho cái trống biết nằm “ngẫm nghĩ” nhớ về những khoảnh khắc vui vẻ khi được nô đùa cùng với các người bạn học sinh của mình.

Buồn không hả trống

Trong những ngày hè

Bọn mình đi vắng

Chỉ còn tiếng ve?

Những bạn học sinh vô cùng dễ thương khi luôn quan tâm và hỏi han trống rằng liệu trống có buồn không khi những bạn học sinh đi vắng? Khi mùa hè chưa đến, trống cùng những bạn học sinh vui vẻ đùa giỡn, chuyện trò, tâm sự, trống và những bạn nhỏ học sinh như những người bạn thân không thể tách rời.

Suốt ba tháng hè, sân trường nô nức ngày nào chỉ còn tiếng ve kêu nhộn nhịp, không còn tiếng nói cười của những bạn nhỏ khiến cho trống không khỏi nhớ thương.

Cái trống lặng im

Nghiêng đầu trên giá

Chắc thấy chúng em

Nó mừng vui quá!

Khi được các bạn hỏi thăm, trống nằm lặng im và nhẹ nhàng nghiêng đầu trên cái giá quen thuộc. Nhưng trong lòng nó rất vui vẻ, khi gặp lại các bạn nhỏ, trống vui mừng và vô cùng sung sướng khi gặp lại những người bạn xa cách lâu ngày.

Tác giả miêu tả những cảm xúc của chiếc trống bằng biện pháp tu từ nhân hoá, trống cũng có cảm xúc như con người bình thường, biết buồn, biết nhớ khi không gặp được người thân yêu. Khi gặp lại người mà nó luôn trông mong thì nó lại “Mừng vui quá”, nhờ đó mà hình ảnh cái trống hiện lên vô cùng sinh động và hấp dẫn. Đồng thời còn thể hiện những tình cảm đặc biệt mà cái trống dành riêng cho các bạn nhỏ.

Kìa trống đang gọi:

Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!

Vào năm học mới

Giọng vang tưng bừng.

Trống lại trở về với công việc thường ngày của mình, nó cất tiếng “Tùng!Tùng” để báo hiệu một năm học mới tuyệt vời sắp đến. Chính cái trống đã tạo nên một không khí tuyệt vời và nô nức đón chào năm học tràn đầy niềm vui và những điều mới lạ.

Bài thơ Cái trống trường em là một trong những bài thơ hay và đặc sắc nhất viết về đề tài học sinh, bài thơ đã để lại ấn tượng và neo đậu mãi trong lòng bạn đọc với những hình ảnh thơ vô cùng đặc sắc.

admin
3/1/2024
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question