Hướng dẫn “Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ sau. Từ đó, nhận xét về chất nhạc, họa trong đoạn thơ”, chúc các em học tập tốt môn Ngữ văn.

Đề bài: Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ sau. Từ đó, nhận xét về chất nhạc, họa trong đoạn thơ.

“Sông Mã  xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

Sài Khao  sương lấp đoàn quân mỏi,

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,

Nhà ai Pha Luông  mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa,

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét,

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,

Mai Châu  mùa em thơm nếp xôi.”

( Trích Tây tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD 2020)

Dàn ý cảm nhận bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc trong 14 câu thơ đầu của bài Tây Tiến

a. Mở bài

– Giới thiệu nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến

b. Thân bài:

– Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Được viết vào năm 1948, khi ông nhớ về chiến khu Tây Tiến

– Giới thiệu về 14 câu thơ đầu của bài: Con đường hành quân gian khổ và thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ

– Hai câu thơ đầu: Toàn bộ bài thơ được át chủ đề bởi cảm xúc nhớ nhung, và câu thơ đã trở thành một lời gọi chân thành và yêu mến, giống như một lời gọi tới một người bạn thân thiết.

– Năm câu thơ tiếp “Sài Khao…thước xuống”:

+ Mặc dù thiên nhiên đầy mạnh mẽ và dữ dội, nhưng khi điều kiện không thuận lợi, nó lại gây thêm những khó khăn và vất vả cho người bộ đội của chúng ta

+ Địa hình đầy nguy hiểm, gập ghềnh, dốc vực sâu, kéo theo nhiều trở ngại và thử thách vô cùng khó khăn.

– Những câu thơ cuối: Những nét vẽ thanh thoát và tinh tế của Tây Bắc đã tạo nên những hình ảnh đầy lãng mạn, thể hiện được vẻ đẹp trữ tình và thơ mộng của núi rừng. Kỉ niệm đẹp, ấm tình quân dân.

c. Kết bài:

* Nghệ thuật:

+ Bằng nghệ thuật tương phản và cường điệu, cùng với việc sử dụng những từ ngữ gợi hình, gợi cảm, tác giả đã khắc họa một bức tranh giàu màu sắc và đường nét tuyệt vời.

+ Bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn, chất họa kết hợp với chất nhạc, đã tái hiện lại con đường hành quân giữa những ngọn núi Tây Bắc hiểm trở, khắc nghiệt, hùng vĩ và thơ mộng.

+ Sự hài hòa giữa âm nhạc và lời ca, tạo nên một tác phẩm nhạc sĩ đầy tinh tế, gợi cảm và sâu lắng.

* Nội dung:

– Trong 14 dòng thơ đầu, tác giả xoay quanh nỗi nhớ về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, về vẻ đẹp vượt lên trên những khó khăn, gian khổ của người lính.

– Sự hy sinh cao cả, nét lãng mạn trong tâm hồn người lính trẻ giữa những gian khổ chất chồng cũng được tác giả thể hiện một cách chân thực

=> Tất cả đã tạo nên một phong cách riêng của người lính Tây Tiến, mang đến cho độc giả một âm hưởng đặc biệt.

Bài văn cảm nhận bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc trong 14 câu thơ đầu của bài Tây Tiến

Nhắc đến các nhà thơ, nhà văn về cách mạng chắc hẳn không còn xa lạ với cái tên Quang Dũng – bởi lẽ ông không chỉ là nhà cách mạng tham gia trực tiếp vào cuộc kháng chiến mà ông còn hoạt động ở lĩnh vực nghệ thuật đặc biệt là các tác phẩm thơ, ông trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp được mệnh danh là nhà thơ quân đội tài ba. Người nghệ sĩ đa tài khi ông sáng tác ở nhiều lĩnh vực: thơ, viết văn, vẽ đầy tinh tế và khác biệt. Đặc biệt là trong tác phẩm thơ của ông giàu chất nhạc, trữ tình mà hào hùng, trong đó có bài thơ Tây Tiến – tác phẩm tiêu biểu của ông về cuộc kháng chiến chống Pháp và mảnh đất Tây Bắc là hình ảnh nổi bật nhất của bài thơ tuyệt vời này.

Tây Tiến – một bài thơ hay về cuộc kháng chiến chống Pháp của tác giả Quang Dũng, ra đời vào năm 1948 đó là nỗi nhớ của tác giả về đơn vị Tây Tiến nơi ông đóng quân và hình ảnh thiên nhiên con người nơi mảnh đất Tây Bắc đầy kỉ niệm trong suốt quá trình sống và chiến đấu tại nơi đây. Đoạn thơ đầu là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài “Tây Tiến”, thể hiện nỗi nhớ của Quang Dũng về bước chân kiêu hùng của người lính Tây Tiến trên những chặn đường hành quân gian khổ qua rừng núi Tây Bắc hùng vĩ.

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Đó là những nỗi nhớ chủ đạo, những hình ảnh đơn vị Tây Tiến hiện lên với bao kỉ niệm của một thời gắn bó với mảnh đất Tây Bắc này. Đặc biệt là ở khung cảnh thiên nhiên đầy tươi đẹp và hào hùng, trong đó, người lính Tây Tiến hiện lên hiên ngang mà hào hùng vô cùng, niềm tự hào của tác giả và con người Việt Nam đối với các chiến sĩ.

Ngay đầu đoạn thơ, Quang Dũng đã nhắc đến hình ảnh con sông Mã nên thơ, hùng vĩ, con sông gắn bó với biết bao kỉ niệm cùng tác giả, bởi vì có con sông là hình ảnh đẹp nên Quang Dũng dễ dàng nhớ đến mảnh đất Tây Tiến trong ông, nhớ về khung cảnh núi rừng Tây Bắc trong một tâm trạng khá rối bời, tâm trạng buồn và bâng khuâng, một nỗi nhớ “chơi vơi”, các địa danh gắn với con đường hành quân “Sài Khao”, đoàn quân đã thấm mệt mỏi khi đi qua nơi này, sau đó là những đêm sương mù tăm tối, hành quân khắp mặt trận cho đến đêm khuya, các chiến sĩ vẫn đang thực hiện nhiệm vụ của chính mình để bảo vệ quê hương, đất nước:

“Sông Mã  xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

Sài Khao  sương lấp đoàn quân mỏi,

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Miền đất Tây Bắc rộng lớn với các địa danh nhắc đến xa xôi, hoang sơ và đầy bí ẩn: “Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu” với địa hình không mấy bằng phẳng và thời tiết vô cùng khắc nghiệt:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc đẹp đấy nhưng cũng gây ra những hiểm trở và không ít những khó khăn cho người lính Tây Tiến, những con dốc cao, khúc khuỷu và dốc sâu khiến cho công việc hành quân của các chiến sĩ gặp nhiều khó khăn và thử thách. “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Câu thơ như chênh vênh, trắc trở theo thế núi, thế đèo, theo bước chân hành quân của người lính Tây Tiến. Tây Bắc hiện lên vô cùng dữ dội và hùng vĩ bởi các hình ảnh về thiên nhiên, các loài động vật trong rừng gầm thét vào buổi đêm nghe thấy tiếng thôi đã làm con người ta khiếp sợ. Thiên nhiên Tây Bắc được Quang dũng khắc họa và miêu tả vô cùng chân thực về khung cảnh đó cũng là những gì mà các chiến sĩ phải trải qua trong những ngày tháng rừng thiêng nước độc.

Gắn bó với Tây Bắc một thời gian dài, không chỉ đẹp trong Quang Dũng cái vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên Tây Bắc và người lính Tây Tiến mà ở đó còn là hình ảnh giàu chất thơ, chất trữ tình “Mường Lát” đêm về hoa rừng toả ngát hương thật hấp dẫn, dịu kì. Nơi “Pha Luông” thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi, mỗi một địa danh có vẻ đẹp riêng. Tác giả đã vẽ lên khung cảnh huyền ảo và thơ mộng của những ngày tháng chiến đấu khó khăn nhưng pha chút lãng mạn vào trong đó cho tác phẩm của mình thêm phần đặc sắc.

Đến cuối đoạn thơ, chỉ hai câu thơ nhưng đã nói lên vẻ đẹp của tình quân dân gắn bó, để rồi khi chia xa Tây Bắc nhà thơ không thể nào quên:

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Hình ảnh Tây Tiến hiện lên với những mái nhà của người dân Tây Bắc khi thổi cơm, những làn khói nghi ngút và mùi thơm phức hiện lên màu sắc đầy màu sắc và đẹp đẽ đến lạ thường đó là khung cảnh quen thuộc của người dân Tây Bắc, “Cơm lên khói – thơm nếp xôi” là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc gợi lên cảnh gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Cuộc sống yên bình và ấm áp, khung cảnh đơn sơ và bình dị đó khiến cho mảnh đất đó có nhiều những kỉ niệm quen thuộc và ấm áp. Tình cảm gắn bó với miếng xôi nếp Tây Bắc đầy ấm nồng và thơm phức.

Như vây, đoạn thơ đầu bài thơ Tây Tiến đã thể hiện tài hoa và tâm hồn lãng mạn phóng khoáng của nhà thơ Quang Dũng. Với tài năng nghệ thuật kiệt xuất cùng lối viết phóng khoáng và kỉ niệm sâu đậm với mảnh đất Tây Bắc và đơn vị Tây Tiến đầy ấm áp, tất cả tạo nên một bức tranh đẹp, một khung ca giữa con người và thiên nhiên Tây Bắc đầy yêu thương.

By mai123

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *