Cảm nhận về tâm trạng kẻ ở - người đi trong Trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc. Từ đó rút ra nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ

Hướng dẫn "Cảm nhận về tâm trạng kẻ ở - người đi trong trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc. Từ đó rút ra nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ hay và hấp dẫn nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé!


Dàn bài cảm nhận về tâm trạng kẻ ở - người đi trong trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc

a) Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc.

- Dẫn dắt vào bốn câu thơ đầu.

b) Thân bài

Cảm nhận về tâm trạng kẻ ở- người đi trong 4 câu thơ đầu:

- Tâm trạng người ở lại

+ Nhớ lại tình cảm gắn bó sâu đậm.

+ Kết cấu đối đáp, ẩn dụ và cách xưng hô mình- ta.

- Tâm trạng của người ra đi

+ Tấm lòng của người ra đi với Việt Bắc. Những con người luôn thủy chung, son sắt.

+ Vẻ đẹp của “hoa và người” toát lên vẻ đẹp giữa thiên nhiên và con người qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

+ Vẫn là cách xưng hô mình- ta, kết cấu đối đáp và lối nói ẩn dụ.

+ Đặc sắc nghệ thuật: thể thơ lục bát, âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng; lối xưng hô mình – ta; kết cấu đối đáp của ca dao dân ca; hình ảnh ẩn dụ rất bình dị mà gợi cảm; giọng thơ tha thiết, trữ tình.

- Tính dân tộc trong đoạn thơ:

4 dòng thơ đầu cho thấy tình cảm sâu đậm của người ở lại và người ra đi. Đây cũng là cách cảm nhận của nhà thơ về những vấn đề vận mệnh đất nước khác với những nhà thơ cùng thời khác, ở Tố Hữu ông cảm nhận mọ thứ một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng. Nhà thơ khai thác triệt để chất liệu văn học dân gian để thể hiện được lối sống tình nghĩa, thủy chung; tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của những người dân núi rừng Việt Bắc.

c) Kết bài

- Khái quát, đánh giá chung về 4 câu thơ đầu và nêu cảm nghĩ chung của bản thân.

Cảm nhận về tâm trạng kẻ ở - người đi trong Trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc. Từ đó rút ra nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ

Nội dung chính của 4 câu thơ đầu

- Bốn câu thơ đầu đề cập đến nỗi nhớ, tâm trạng của người ở lại dành cho người ra đi. Đồng thời thể hiện những phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam nói chung và người dân nơi căn cứ địa Việt Bắc nói riêng. 


Bài văn cảm nhận tâm trạng kẻ ở - người đi trong trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc - Mẫu 1

Dẫu có trải qua bao thế hệ cha ông trong dân tộc ta, trong con người Việt Nam ta luôn cất giữ một tinh thần đoàn kết, một tình yêu thương giữa con người với người. Năm tháng chiến tranh chắc hẳn là thời kì chứng minh được những phẩm chất trên. Hễ nhắc đến tình cảm giữa quân và dân, nhắc đến sự gắn bó tha thiết bạn đọc sẽ liên tưởng luôn đến bức tranh cách mạng nơi căn cứ địa Việt Bắc - một tác phẩm mang đậm tính dân tộc của tác giả Tố Hữu. “Việt Bắc” là nơi gửi gắm thanh xuân của những người bộ đội miền xuôi, Việt Bắc là nơi mang đến vẻ đẹp giàu lòng sẻ chia của con người nơi vùng núi. Đặc biệt tác phẩm còn hiện thực hóa hình ảnh của buổi chia ly, hiện thực hóa lại tâm trạng kẻ ở - người đi. Những hiện thực chứa đựng nhiều cảm xúc đó được thể hiện qua bốn câu đầu của thi phẩm Việt Bắc. 

Với danh xưng là một nhà thơ tiên phong của thi ca cách mạng, ta có thể thấy rằng thi cách cách mạng của Tố Hữu nói chung và thi phẩm “Việt Bắc” nói riêng mang một màu sắc vô cùng đạo đáo và mới lạ. Tác phẩm được lấy cảm hứng từ chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động toàn cầu, chính vì tính chân thực của chủ đề thế nên tác phẩm “Việt Bắc” được coi là chuyến tàu đưa bạn đọc gần hơn thi ca của Tố Hữu. Không những vậy bài thơ còn để lại ấn tượng đặc biệt khi mở đầu câu chuyện bằng sự tha thiết quyến luyến của người ở lại và người ra đi.

Bốn câu thơ đầu được coi là phần mở vô cùng đặc sắc mà tinh tế của tác giả: 

"Mình đi mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn"

Mở đầu bài thơ chỉ với câu hỏi tu từ lại khiến con người ta phải lay động cảm xúc:

“Mình về mình có nhớ ta”

Cặp từ “mình - ta” chỉ người ở lại và người ra đi, cách xưng hô ấy đem lại cảm giác quen thuộc càng khiến người đọc lưu luyến, đồng cảm cho buổi chia tay đang được diễn ra. Đây không chỉ là một câu hỏi thông thường, câu hỏi muốn nói về tình nghĩa, sự gắn kết, liệu rằng sau bao năm tháng gắn bó những người bộ đội miền xuôi sẽ còn nhớ, còn hoài niệm đến những tháng ngày nơi căn cứ kháng chiến. Với khoảng thời gian gắn bó hơn thập kỉ, chắc hẳn đây sẽ là một kỉ niệm khó phai trong lòng của người dân và bộ đội khi cùng chung sống ở Việt Bắc. 

“Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”

Bài văn cảm nhận tâm trạng kẻ ở - người đi trong trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc

Mười lăm năm đối với người ở lại và người ra đi lúc này không chỉ là số đếm thời gian, mười lăm năm ở đây là sự gắn bó cùng chia sẻ, cùng vui, cùng buồn, cùng sinh hoạt, cùng tận hưởng cuộc sống. Chừng ấy năm đối với những người bộ đội là sự hi sinh thanh xuân, hi sinh tuổi trẻ. Nhưng sự hi sinh đấy đổi lại được tình yêu thương, có được quê hương thứ hai cho bản thân. Bởi vậy sự “thiết tha mặn nồng” là bốn từ diễn tả nên cảm xúc trong buổi chia ly của mười lăm năm gắn bó. Đối với nhiều người mười lăm năm không là gì cả, nhưng đối với quân và dân nơi căn cứ địa Việt Bắc mười lăm năm là cả một hành trình - một cuộc đời con người thu nhỏ. 
Sau khi giãi bày về quãng thời gian gắn bó được tính bằng đơn vị thập kỉ, tác giả đã tiếp tục đặt một câu hỏi tu từ: 

"Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn"

Đây không chỉ đơn thuần là một câu hỏi. Đây còn là một lời nhắc nhở, bằng tất cả tình yêu thương sự chân thành. Người dân Việt Bắc mong rằng các cán bộ, bộ đội khi quay trở về với miền xuôi, trở về với nơi tấp nập đủ đầy sẽ luôn nhớ và hoài niệm về một nơi có dấu ấn của sự gian khổ nhưng mang lại cảm giác nhẹ nhàng và thân thương. Cách nhắc nhở kín đáo, nhưng mang đầy sự ấm áp: Việt Bắc là nơi cội nguồn cách mang", độc lập của nước nhà có hằn sâu cái bóng của Việt Bắc, Việt Bắc còn là trung tâm đầu não của kháng chiến. Bởi vậy những tâm tình đó sẽ mãi được các cán bộ, bộ đội ghi nhớ. Bởi ta có thể thấy rằng lời nhắc nhở trên của những người dân Việt Bắc cũng chính là hình ảnh hiện hữu của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” , ngầm nhắc nhở các thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn, biết hướng về nguồn cội, nơi đã cho chúng ta hình hài để phát triển như ngày hôm nay. 

Thi phẩm không chỉ nổi bật với những tình cảm đẹp đẽ giữa quân và dân, Việt Bắc còn chứa đựng giá trị dân tộc vô cùng sâu sắc. Nhắc đến hình ảnh núi sông ta liên tưởng đến giá trị nhân văn, hướng về nguồn cội. Hình ảnh áo chàm đưa ta đến với hình ảnh của những con người lao động giản dị nói chung và hình ảnh người dân Việt Bắc giàu lòng nhân ái nhưng cũng rất đỗi anh hùng. Ngoài ra tính dân tộc còn được thể hiện qua hình ảnh những người cán bộ, bộ đội sẵn sàng rời xa thành thị để đến vùng cao mang lại hòa bình độc lập, cuộc sống an yên cho người dân Tây Bắc, cho dân tộc Việt Nam. 

Không chỉ đề cao giá trị nhân văn, tính dân tộc, thi sĩ còn quan tâm đến nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ. Như tác giả Nam Cao đã từng nói “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là những tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than”. Tố Hữu cũng vậy ông không sử dụng nghệ thuật để lừa dối, nghệ thuật của ông được miêu tả chân thực bằng những cung bậc cảm xúc của người ở lại và người ra đi. Ngoài ra tác giả sử dụng liên tục những câu hỏi tu từ với mục đích nhắc nhở bằng sự chân thành và lời yêu thương. 

Việt Bắc đã ghi dấu đậm sâu trong trái tim bạn đọc. Bởi thi phẩm không chỉ cho thấy những tha thiết, tình cảm đẹp đẽ giữa quân và dân trong những năm tháng kháng chiến. Việt Bắc còn mang đến cho độc giả một tinh thần dân tộc cao đẹp và cần thiết trong cuộc sống. 

Vũ Hồng Nhung
27/11/2023
Đánh giá bài viết
icon-make-question icon-make-question