Hãy viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận về con người Nam Bộ qua hai nhân vật Phi và ông Sáu Đèo trong truyện Biển người mênh mông (Nguyễn Ngọc Tư)

Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Ngọc tư và truyện Biển người mênh mông

Tác giả Nguyễn Ngọc Tư

Tiểu sử:

– Tác giả Nguyễn Ngọc Tư tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Tư.

– Sinh năm: 1976.

– Quê quán: xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

Cuộc đời và sự nghiệp:

– Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu sự nghiệp với công việc cho các tờ báo và tạp chí uy tín của Việt Nam.

– Cô nổi tiếng với phong cách viết chân thực và sắc sảo, với nhiều tác phẩm xuất sắc như “Cố định một đám mây,” “Biển của mỗi người,” và “Hong tay khói lạnh.”

– Tác phẩm của cô không chỉ phản ánh sâu sắc cuộc sống, tâm lý con người và xã hội Việt Nam mà còn mang lại những trải nghiệm ý nghĩa cho độc giả.

– Tài năng của Nguyễn Ngọc Tư được công nhận cả ở trong và ngoài nước, với tác phẩm được dịch và xuất bản ở nhiều quốc gia, cùng nhiều giải thưởng danh giá như Giải thưởng Văn học ASEAN và Giải thưởng Sách Quốc gia.

– Cô cũng là một nhà báo tài ba, đóng góp lớn vào lĩnh vực truyền thông và văn hóa thông qua các bài viết và phỏng vấn.

– Sự nghiệp của Nguyễn Ngọc Tư thể hiện sự kiên nhẫn, đam mê và tài năng, góp phần làm phong phú văn hóa nghệ thuật Việt Nam và truyền cảm hứng cho thế hệ sau.

Truyện ngắn Biển người mênh mông

Tình huống truyện: Biển người mênh mông là cuộc gặp gỡ rồi chia tay và sự quan tâm ấm áp của ông già Sáu Đèo với Phi – những con người lưu lạc trên hành trình khát khao kiếm tìm tình thân, hạnh phúc.

Nội dung: Biển người mênh mông là truyện nói về ông Sáu Đèo phải ngược xuôi tìm vợ suốt bốn mươi năm trải qua không biết bao nhiêu là cơ cực khó khăn. Trên hành trình ấy ông tình cờ gặp được Phi – một anh thanh niên sống rất có tình nghĩa và họ xem nhau như những người tri âm, tri kỷ. Cuộc đời của họ nhìn chung đều trải qua những niềm đau nên trong lòng cả hai đều chất chứa trong lòng những nỗi niềm và kỷ niệm riêng mà hai người đã lâu lắm rồi mới có dịp chia sẻ với người khác.

Cảm nhận về con người Nam Bộ qua hai nhân vật Phi và ông Sáu Đèo trong truyện Biển người mênh mông

Hai nhân vật Phi và ông Sáu Đèo trong truyện Biển người mênh môngNhững con người nhỏ bé, bất hạnh, lưu lạc

Chú ý các chi tiết về cuộc đời của nhân vật Phi (không có cha, là kết quả cưỡng bức của tên đồn trưởng Rạch Vàm Nấm với mẹ của Phi ; không được người Phi gọi là cha thừa nhận ; năm tuổi  rưỡi đã hui thủi ở với bà ngoại; người mẹ vô tâm về thăm con vội vã chỉ hỏi chuyện có tiền xài không ; lên cấp hai học trọ , muốn má đi họp phụ huynh, phải lại nhà má nhờ ; chỉ có bà ngoại quan tâm, nhưng rồi bà ngoại mất, kể từ đó sống lôi thôi, tạm bợ, … ). Cuộc đời của ông Sáu Đèo sau khi người vợ bỏ đi: không con cái, chỉ làm bạn với con chim bìm bịp, lang thang bán vé số nay đây mai đó ở tuổi xế chiều, cô đơn, … Nỗi nhớ và tiếng kêu thắt lòng của con chim bìm bịp nhắc về ông Sáu Đèo đang tiếp tục lưu lạc trên chặng đường nào. Nỗi cô đơn của Phi giữa biển người mênh mông.

Họ là những con người kiếm tìm, khát khao hạnh phúc

– Phi khao khát tình cảm của cha mẹ, tình thân. Cuộc đời anh cũng là một hành trình âm thầm tìm kiếm tình thân. Cuộc gặp gỡ với ông Sáu Đèo đã sưởi ấm tâm hồn anh bởi sự quan tâm của ông dành cho Phi. Điều làm anh xúc động sâu sắc là chi tiết ông nhắc anh cắt tóc (chi tiết ấy đánh thức kí ức về ngoại, về tuổi thơ khao khát yêu thương; chi tiết ấy được đem ra so sánh để thấy “má anh lâu lâu lại, hỏi anh đủ tiền xài không, bà có nhìn anh nhưng không quan tâm lắm chuyện ăn mặc, tóc tai”, để thấy “Ngoài ngoại ra, chỉ có ông già Sáu Đèo nhắc anh chuyện đó.”, để chống chếnh, hụt hẫng, khắc khoải “Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe, cùng chạm li uống đến say… Nhưng không ai nhắc Phi cắt tóc đi, đàn ông đàn ang ai để tóc dài.”). Chi tiết nỗi nhớ đứt ruột khi nghe tiếng bìm bịp kêu; chi tiết “thèm nghe ai đó gọi mình thức dậy” và tiếng vỗ vách của ông Sáu Đèo,… thể hiện sự thổn thức, mong nhớ tình thân của Phi.
– Hành trình tìm kiếm người vợ của ông Sáu Đèo: Chú ý các chi tiết: ông Sáu Đèo kêu lên: “Chú mầy cạo mạnh tay làm qua đau quá”, “Ừ, cái chỗ nầy, chú mầy không làm đau được đâu. Ông già Sáu mếu máo chỉ về phía tim”; ông đã tìm người vợ gần bốn mươi năm, dời nhà cả thảy ba mươi ba bận, bỏ cả sông nước vốn gắn bó như máu thịt, lên bờ tìm kiếm để nói lời xin lỗi với vợ; cử chỉ “lấy tay quệt nước mắt” và câu hỏi day dứt trong ông: “Cái con bìm bịp quỷ nầy nó cũng bỏ qua mấy lần nhưng ngủ một đêm trên đọt dừa nó lại quay về. Sao cổ không quay lại?”; ông bảo đã ở đây một năm hai tháng mười chín ngày rồi, ngõ nào cũng đi hẻm nào cũng tới mà người thương đâu chưa thấy; những hoài niệm về niềm hạnh phúc với người vợ, “cuộc sống nghèo vậy mà vui lám”; buồn “tìm hoài không gặp” đi liền với nỗi lo “sợ mắt mình dở rồi nên nhìn không ra cổ”, “tới chết không biết có gặp được không”. “Từ đấy, ông già Sáu Đèo chưa một lần trở lại”. Ông vẫn đang mải miết đi hết những đường ngang ngõ dọc để tìm người thương, hay ông chân đã mỏi, gối đã chồn, đã dừng lại ở đâu đó trên hành trình cuộc đời mà vẫn chưa thôi khắc khoải,…

→ Trên hành trình tìm kiếm khát khao hạnh phúc đó, con người Nam Bộ trong truyện Biển người mênh mông cho chúng ta thấy tình yêu và sự gắn bó sâu quê hương xứ sở, tình cảm thuỷ chung sâu sắc, tấm lòng yêu thương, vị tha,..

Nghệ thuật thể hiện nhân vật con người Nam Bộ trong trang văn Nguyễn Ngọc Tư: tình huống truyện tâm trạng, cốt truyện đơn giản, không có sự kiện gì đặc biệt; điểm nhìn di chuyển vào các nhân vật; ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ; chi tiết được lựa chọn tinh tế, giàu chất thơ; giọng điệu buồn thương, ngậm ngùi, mênh mang…

Khái quát chủ đề của truyện được thể hiện qua hình tượng con người Nam Bộ trong tác phẩm:   

– Nội dung: Qua nhân vật Phi và ông Sáu Đèo, truyện Biển người mênh mông cho người đọc cảm nhận về những mảnh đời bé nhỏ, bất hạnh, trôi nổi, lưu lạc, những khát khao kiếm tìm hạnh phúc âm thầm mà mãnh liệt. Hành trình kiếm tìm tình thân, hạnh phúc ấy cũng là hành trình tìm kiếm sự thanh thản trong tâm hồn, hành trình của trái tim. Truyện khiến cho mỗi người đọc không nguôi về “nỗi người” trong trang văn của Nguyễn Ngọc Tư.

– Ý nghĩa của truyện đối với người đọc: Truyện khơi gợi sự đồng cảm của người đọc, cho độc giả cảm nhận được những giá trị quý giá của tình thân, tình người, của hạnh phúc. Truyện cũng cảnh báo về những hời hợt, thờ ơ của mỗi người có thể đang góp phần làm nên cái “Biển người mênh mông” trong cuộc sống.

By mai123

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *