1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

 

CHIỀU THU QUÊ HƯƠNG

Chiều thu trong, lá trúc vờn đẹp quá.

Lá mía xanh nhung quạt vào mái rạ

Tiếng lao xao như ai ngả nón chào.

Hoa mướp cuối mùa vàng rực như sao,

Giếng trong lẻo, trời xanh in thăm thẳm.

Chiều thu quê hương sao mà đằm thắm!

Tôi bước giữa vườn, bạn với hàng cau

Hút nắng tơ vàng như những đài cao

Đứng lồng lộng, thu tiếng chiều vàng rơi.

Vồng khoai lang xoè lá ra nằm sưởi

Cùng với mẹ gà xoè cánh ấp con.

Ở trước sân nhà mấy đống gạch son,

Hố vôi trắng nằm đợi ngày xây dựng.

Chiều thu trong em bé cười má ửng;

Như cây sai mẹ đứng giữa chùm con.

Chiều thu vàng vàng rực cả tâm hồn

Của đất nước đang bồi da thắm thịt.

Gió biển mặn thổi về đây tha thiết;

Những con chim phơi phới cánh, chiều thu

Náo nức như triều, êm ả như ru…

(Huy Cận, Trời mỗi ngày lại sáng, NXB Văn học,1958)

*Chú thích: Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận (1919-2005), quê ở xã Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là huyện Vũ Quang) tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới và có nhiều đóng góp xuất sắc cho thơ ca Việt Nam. Bài thơ được viết năm 1958, khi miền Bắc đang xây dựng xã hội chủ nghĩa.

 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0.5 điểm). Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2 (0.5 điểm). Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh chiều thu quê hương trong sáu dòng thơ đầu.

Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ sau?

Chiều thu vàng vàng rực cả tâm hồn

Của đất nước đang bồi da thắm thịt.

Câu 4 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ sau:

Những con chim phơi phới cánh chiều thu

Náo nức như triều, êm ả như ru…

Câu 5 (1,0 điểm). Từ tình cảm của tác giả trong bài thơ, em làm gì để thể hiện tình yêu đối với quê hương?

  1. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về tình cảm của tác giả đối với quê hương qua văn bản “Chiều thu quê hương” trong phần đọc hiểu.

Câu 2 (4,0 điểm).

Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày quan điểm của em về vấn đề: Những khó khăn trong cuộc sống là môi trường tôi luyện giúp người trẻ trưởng thành

 

UBND HUYỆN ĐÔ LƯƠNG

TRƯỜNG THCS BÀI SƠN

ĐỀ THAM KHẢO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2025 – 2026

Môn: Ngữ văn

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỠNG DẪN CHẤM

 

Phần Câu Nội dung cần đạt Điểm
I

 

  1 Thể thơ được sử dụng trong bài thơ: tám chữ 0.5
2 Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh chiều thu quê hương trong sáu dòng thơ đầu:

– Chiều thu trong, lá trúc vờn

– Lá mía xanh nhung quạt vào mái rạ

– Tiếng lao xao

– Hoa mướp cuối mùa vàng rực như sao

– Giếng trong lẻo, trời xanh in thăm thẳm

 

 

 

0.5

3 Ý nghĩa hai dòng thơ: hình ảnh chiều thu trên quê hương dưới con mắt của nhân vật trữ tình hiện lên trong lành, êm ả và rực rỡ hi vọng của những con người làm chủ đất nước, với tâm thế hồ hởi dựng xây, bồi đắp, kiến thiết đất nước sau chiến tranh, mất mát.  

1,0

4 Tác dụng của biện pháp so sánh: hình ảnh so sánh cánh chim hiện lên là những cánh chim tự do làm chủ bầu trời, cũng như nhân dân Việt Nam được làm chủ quê hương, đất nước của mình sau những năm tháng chiến đấu gian khổ, được sống trong một đất nước độc lập, tự do, được cống hiến, xây dựng và hi vọng về một tương lai tươi sáng, bình yên. Chính điều đó đã thôi thúc lòng người, khiến mỗi cá nhân nỗ lực, vừa náo nức, hân hoan vươn lên cống hiến cho xã hội, cộng đồng, vừa yên tâm công tác trong thanh bình.

* Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn sao hợp lí.

 

 

 

 

 

1,0

5 Những hành động thể hiện tình yêu đối với quê hương:

– Nỗ lực, cố gắng trong học tập để trong tương lai có thể cống hiến sức mình cho đất nước, quê hương.

– Có ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền, sự tự do của dân tộc trên mọi phương diện.

– Tiếp nhận và lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, phát huy và tuyên truyền đến các thế hệ mai sau.

– Biết ơn và thể hiện lòng biết ơn.

– …

 

 

1.0

 II 1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về tình cảm của tác giả đối với quê hương qua văn bản “Chiều thu quê hương” trong phần đọc hiểu.  

2.0

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn phối hợp phân tích một đoạn thơ:

Mở đoạn giới thiệu tác giả, tác phẩm; thân đoạn phân tích làm rõ được nội dung chủ đề và đặc sắc nghệ thuật; kết đoạn khái quát, tổng hợp lại.

0,25
b. Xác định đúng yêu cầu phân tích: phân tích nội dung chủ đề, đặc sắc nghệ thuật trong đoạn thơ. 0,25
c. Phân tích, làm rõ được:

– Giới thiệu tên tác phẩm, thể loại, tên tác giả; khái quát tình cảm của tác giả với quê hương thể hiện trong bài thơ.

– Nội dung chủ đề: tình cảm của tác giả với quê hương được thể hiện cụ thể qua các biểu hiện sau:

+ Tình cảm yêu thương chân thành, nỗi nhớ sâu nặng, tha thiết:

. Nỗi nhớ cảnh vật làng xóm thân thuộc, an yên, thiên nhiên tươi đẹp, êm đềm.

. Tình cảm gắn bó, nhớ thương con người thuần hậu, cuộc sống thôn quê hiền hòa, dung dị, giàu tình yêu thương của con người nơi đây.

+ Niềm tự hào, vui sướng, nhẹ nhàng chìm đắm trong chiều thu sạch bóng quân thù ở miền Bắc.

+ Tâm thế hồ hởi và niềm tin xây dựng chủ nghĩa xã hội

– Đặc sắc nghệ thuật: thể thơ tám chữ; sử dụng nhiều từ láy, tính từ, biện pháp liệt kê, so sánh, nhan hóa,  điệp ngữ; cách gieo vần, ngắt nhịp; giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, …

=> Tình cảm của nhà thơ dành cho quê hương như hòa quyện trong từng câu chữ. Quê hương đi qua những ngày gian lao như được “hồi sinh da thịt” giữa trời thu trong lành. Đó vừa niềm vui, vừa là động lực để mỗi người cống hiến trên hành trình xây dựng đất nước ngày càng phát triển, tràn đầy sức sống.

1,0
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25
e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đoạn thơ, có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ.

0,25
2 Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày quan điểm của em vấn đề: Những khó khăn trong cuộc sống là môi trường tôi luyện giúp người trẻ trưởng thành  

4.0

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Những khó khăn trong cuộc sống là môi trường tôi luyện giúp người trẻ trưởng thành. 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng để làm rõ vấn đề.

Sau đây là một gợi ý:

Học sinh có thể bộc lộ quan điểm đồng tình với ý kiến và có các lí giải phù hợp.

* Giải thích:

– Khó khăn là những thử thách, trở ngại mà con người gặp phải trong cuộc sống. Chúng có thể xuất phát từ hoàn cảnh gia đình, công việc, học tập, hoặc các mối quan hệ xã hội.

– Trưởng thành là sự phát triển toàn diện về mặt tư duy, cảm xúc, kỹ năng và bản lĩnh của con người. -> Quan điểm thể hiện cái nhìn tích cực về khó khăn và vai trò của nó trong quá trình trưởng thành của người trẻ.

* Lí lẽ , dẫn chứng: – Khó khăn giúp người trẻ cách đối mặt với áp lực; buộc con người phải nỗ lực, mài sắc bản lĩnh ý chí, nâng cao kĩ năng sống….

– Tuy nhiên, trong cuộc sống khi đối diện với khó khăn, chúng ta nhìn nhận nó ở góc độ tiêu cực thì sẽ không tìm thấy ở đó bài học kinh nghiệm và giá trị sống cho bản thân… Hoặc chúng ta né tránh những khó khăn, không dám đối đầu, chứng ta sẽ không có cơ hội trưởng thành… (Học sinh đưa dẫn chứng trong qúa trình triển khai lí lẽ một cách thuyết phục)

* Ý kiến trái chiều và phản biện:

– Ý kiến trái chiều: Có người cho rằng khó khăn quá lớn có thể gây áp lực và làm suy sụp tinh thần người trẻ. Không phải ai cũng có khả năng vượt qua khó khăn một cách tích cực.

– Phản biện: Thực tế trong cuộc sống có người thấy khó khăn đã vội buông bỏ trước mục đích, ước mơ của mình…

* Định hướng:

– Hiểu được khó khăn là một phần tất yếu của cuộc sống, không nên né tránh mà cần đối mặt.

– Tích cực học hỏi từ những khó khăn, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần.

– Đặt ra những mục tiêu cụ thể, phù hợp để vượt qua thử thách và không ngừng nỗ lực.

– Luôn giữ tinh thần lạc quan, tin tưởng vào bản thân và khả năng thay đổi cuộc sống…

– Liên hệ bản thân

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

0,25

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

0,5

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

0,25

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

By Thầy đồ dạy Văn

Xin chào! Tôi là Thầy Đồ, một người dạy văn với niềm đam mê sâu sắc dành cho ngôn ngữ và văn học Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, tôi đã giúp nhiều thế hệ học sinh yêu thích và đạt thành tích cao trong môn Văn học. Tốt nghiệp từ Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi luôn nỗ lực nâng cao trình độ giảng dạy qua các khóa đào tạo và hội thảo chuyên môn. Ngoài việc giảng dạy, tôi còn tham gia nghiên cứu, viết báo và xuất bản sách hướng dẫn học Văn. Tại trang web này, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cảm hứng văn học đến mọi người. Hãy cùng tôi khám phá vẻ đẹp của ngôn từ qua từng bài học và tác phẩm văn học. Chúc các bạn học tập tốt và luôn giữ niềm đam mê với môn Văn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *