Ngữ liệu

Bài học quét nhà – Nam Cao​

Hồng đang thẩn thơ chơi một mình ở trong vườn.. Ít lâu nay, những lúc được đi chơi, Hồng chỉ chơi có một mình. Chị Thảo về rồi. (Thảo là con ở trước kia vẫn giữ em Hồng). Thằng em chửa biết đi. Còn thầy u thì bây giờ hay gắt quá. Hồng cũng chẳng hiểu tại sao lại thế. [..] Mỗi chiều ở trong buồng làm việc bước ra, thế nào thầy cũng gọi Hồng. Nếu thầy mải đi tắm, hay bận đi đâu, thì thầy chỉ vuốt tóc Hồng, hỏi vài câu, nhìn Hồng bằng đôi mắt yêu thương, rồi khẽ tát vào má Hồng một cái, bảo: “Cho con lại đi chơi..”. Nhưng nếu thầy không còn bận việc gì, thì thầy xách hai cái ghế ra sân. Thầy ngồi một cái, Hồng ngồi một cái. Thầy gác hai chân lên cái ghế của Hồng. Hai bố con nói chuyện với nhau. [..] Hồng nói nói, cười cười. Đôi mắt như hai cái hạt nhãn của Hồng, cái miệng chúm chím, đôi hàm răng trắng và nhỏ như răng chuột, cái đầu Hồng, với đôi bàn tay nhỏ xíu nhưng múp míp, làm những điệu bộ xinh xinh, rất đáng yêu. Thầy sung sướng nhìn, mỉm cười rất dịu dàng. Có khi đôi mắt thầy ươn ướt vì cảm động. Thầy nắm tay Hồng, nhắc Hồng sang ghế của thầy, ôm Hồng trong lòng, vuốt ve tóc và hôn. Không! Thầy có ghét Hồng đâu? Trái lại, thầy rất yêu Hồng. Cả u cũng thế. Thường thường thầy u chỉ ăn cơm với tương mắm mà thôi. Nhưng bao giờ u cũng mua cho Hồng một thức ăn riêng: Thịt, cá, trứng hay là đậu. U cũng không để Hồng phải thèm quà bánh. Hồng ao ước thức gì hôm trước, chỉ hôm sau, lúc u đi chợ về đã có thức ấy trong thúng của u rồi. U nói với Hồng rất nhẹ nhàng. Năm thì mười họa mới có một lần u quở mắng Hồng: Ấy là những khi Hồng nghịch dại, làm bẩn người và quần áo.

Bây giờ thì khác hẳn, Hồng phải mắng luôn luôn. Động một tí gì u cũng mắng. Nói một mình, mắng! Vấp ngã, mắng! Đi chậm, mắng! Bữa ăn, không có thức ăn, ngả ngốn không ăn được: Mắng!.. Như vậy kể cũng còn đáng tội. Nhưng lại còn những cái không phải tội Hồng: Thí dụ như nhà bẩn, nhà lắm ruồi vào, con chó bới vườn trầu, hay thằng Thiên ngã, thằng Thiên khóc.. Hồng làm sao cho không thế được? Ấy thế mà u cũng cứ Hồng mà mắng. Hồng xếu mếu suốt ngày vì phải mắng. Nhưng Hồng không dám khóc, Hồng chỉ cố tránh thầy u, lẩn lút ra vườn, chơi một mình.

[..]

– Cái Hồng đi đâu rồi?

Hồng tái mét mặt, chạy về sân:

– Con đây ạ!

– Lại lẻn đi chơi đấy, phải không? Con này chơi quen rồi! Về ngay đây, tao bảo!

Giọng u gắt gỏng. Hồng lóp ngóp trèo lên cái đầu hè cao đến ngực, rồi lạch bạch chạy vào nhà. Nó mở to đôi mắt trong trẻo nhìn u..

– Mày nhìn gì tao? Thử nhìn cái nhà xem! Bẩn thế mà mày không quét.. Hễ mẹ cất lấy em một cái là chạy mất.

Hồng mải mốt chạy lại một xó nhà, lấy chổi. Cái cuống chổi to quá, bàn tay nhỏ bé của Hồng cầm rất khó. Nó lúng túng chuyển từ tay phải sang tay trái, rồi lại từ tay trái sang tay phải. Tay nào cầm cũng ngượng. Người mẹ quát:

– Mày luống cuống gì mãi thế? Cái tay trông đẹp nhỉ? Lớn đầu bằng ấy mà không biết cầm cái chổi! Chỉ ăn là nhẹn thôi!.. Được rồi. Quét đi!

[..] Hồng quét. Nhưng nó vẫn lờ rờ, lúng túng. Cái chổi ngập ngừng trên mặt đất, không biết nên đi lối nào cho phải. Người mẹ thấy khắp người ngứa ngáy. Thị không còn nhịn được, nước mắt thị ứa ra một chút. Thị tức tối đập vào mình đánh đét. Hồng giật mình, đánh rơi cả chổi. Ấy thế là đét!.. thêm tiếng nữa. Lần này thì cái bàn tay dán vào một bên má cúp bê của con bé từ trước đến nay chỉ nhận được những cái tát yêu của bố. Nó chúi người đi một cái và òa lên khóc. Người mẹ sửng sốt như chợt nhận ra cái cử chỉ vô lý và tàn nhẫn quá. Thị đứng ngây người ra một chút. Rồi thị vồ lấy cái chổi, quét như điên, như dại. Mặt thị co rúm lại chực khóc. Nước mắt, nước mũi chảy ròng ròng xuống đất. Thị vừa quét vừa rên nho nhỏ.

– Giời ơi! Giời ơi!.. Giời làm khổ tôi thế này!

Người bố chỉ lẳng lặng nhìn tất cả tấn bi kịch đang diễn ra trước mắt. Y thấy lòng đau quằn quặn. Có một lúc, đứa con gái ngước đôi mắt giàn giụa nước mắt, nhìn bố, như cầu cứu. Y quay mặt đi, giả tảng như không nhận thấy. Nhưng suốt buổi chiều hôm ấy, y buồn bã. Y cũng vào phòng viết, ngồi như thường lệ, nhưng y không viết được. Y nhìn qua cửa sổ. Cái nhìn của y, len lét theo dõi trong một góc vườn, đứa con gái thẩn thơ giữa những cây chuối, cây xoan, cây bưởi.. Nó có vẻ buồn bã thêm. Ba bốn lượt, nước mắt y rỏ xuống..

Tối hôm ấy, sau khi đã uể oải ăn xong bữa cơm nguội rắc vừng, Hồng uống nước rồi lẳng lặng vào giường ngủ. Một lát sau, người bố vào, nằm bên con, quạt cho con. Một bàn tay y vuốt ve những sợi tóc mềm như tơ. Con bé nhắm nghiền đôi mắt, không dẫy dọn. Nhưng nó chưa ngủ hẳn.. Bỗng nó nghe thấy mẹ khẽ bảo:

– Hôm nay, tôi tức quá, tát cái Hồng một cái, rồi thương đứt ruột. Suốt hôm, nghĩ đến lúc nào, tôi lại khóc. Không biết tôi điên hay sao ấy.

Thầy Hồng bảo:

– Đấy là mình lo lắng quá. Tôi cũng vậy: Lắm lúc tôi biết mình mắng nó bất công mà cứ mắng; tại ruột mình lúc nào cũng nóng như lửa đốt; hơi một tí là mình cáu.

– Ấy tôi cũng thế..

– Nhưng chúng mình phải coi chừng! Tôi thấy nó ít lâu nay chậm chạp và ngơ ngẩn lắm, không được nhanh nhẹn, ngộ nghĩnh như trước. Đừng mắng lắm, nó mụ người đi đấy. Mà mình bắt nó làm vừa chứ! Nó còn non tuổi lắm: Đến tháng chín này mới đầy năm tuổi. Đã làm, làm sao được?

– Thì ai chả biết! Hồng nó thì làm gì được? Có mà còn phải hầu nó chán.

– Thế sao mình cứ bắt làm? Mà nó làm không được thì lại đánh?

– Thì đã bảo: Điên mà lại! Con bé thật có nết. Chỉ vì mình túng cho nên nó khổ.. Mẹ nó! Ấy thế mà ngủ ù ỉ như lợn rồi đấy!..

Thật ra Hồng có ngủ đâu. Nó nghe thấy tất. Tự nhiên nó thấy nước mắt ri rỉ chảy ra đầy má. Nó không dám chùi, sợ thầy nó biết. Nhưng bỗng thầy nó quay vào, ôm lấy nó, áp môi vào má nó, ngạc nhiên một thoáng rồi bùi ngùi bảo:

– Tội nghiệp con tôi! Đang khóc mê đây này..

(Tiểu thuyết thứ bảy số 473 (7-8-1943))

(Bài học quét nhà – Nam Cao, Tuyển tập Nam Cao, Tập 2, NXB Văn học, 1993)​

* Nam Cao (1917-1951), là bút danh của nhà văn – nhà báo – liệt sĩ Trần Hữu Tri. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, nay thuộc Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam. Là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực (1940 – 1945), là người đi tiên phong trong việc xây dựng nền văn học mới, Nam Cao được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1, 1996).

Đề số 1

Thực hiện yêu cầu:

Câu 1. Xác định ngôi kể và đề tài được nói đến của văn bản trên?

– Ngôi kể trong văn bản: Ngôi kể thứ 3

– Đề tài: Người trí thức trước cách mạng với gánh nặng áo cơm ghì sát đất (Qua chi tiết: Y cũng vào phòng viết, ngồi như thường lệ, nhưng y không viết được)

Câu 2. Chỉ ra một số đặc điểm nói được mô phỏng tái tạo trong văn bản (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, từ ngữ)

– Một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong đoạn trích là:

+ Sử dụng các từ chỉ cử chỉ, điệu bộ, nét mặt: Mắng, tái mét mặt, đôi mắt mở to trong trẻo..

+ Sử dụng từ ngữ mang tính khẩu ngữ: Nhen thôi, đét, ấy, cáu, chả biết..

Câu 3. Theo em, vì sao Hồng lại khóc khi nghe câu chuyện của thầy, mẹ?

Hồng khóc khi nghe câu chuyện của thầy mẹ vì:

– Hồng khóc vì tủi thân. Cô bé hiểu ra nỗi khổ tâm của bố mẹ chỉ vì nghèo khổ, túng quẫn mà nó trở thành nơi để trút những căng thẳng, lo lắng của người lớn.. Vì những oan ức của nó đã được giải tỏa. Và hơn cả nó khóc những giọt nước mắt hạnh phúc khi biết mình vẫn được yêu thương..

– Chi tiết nói lên sự yêu thương, đồng cảm của nhà văn đối với nhân vật của mình.

– > Tạo sự xúc động ở người đọc.

Câu 4. Xác định điểm nhìn trong đoạn văn sau:

“Có một lúc, đứa con gái ngước đôi mắt giàn giụa nước mắt, nhìn bố, như cầu cứu. Y quay mặt đi, giả tảng như không nhận thấy. Nhưng suốt buổi chiều hôm ấy, y buồn bã. Y cũng vào phòng viết, ngồi như thường lệ, nhưng y không viết được. Y nhìn qua cửa sổ. Cái nhìn của y, len lét theo dõi trong một góc vườn, đứa con gái thẩn thơ giữa những cây chuối, cây xoan, cây bưởi..”

– Điểm nhìn đặt vào nhân vật người cha, điểm nhìn bên trong là chủ yếu. Điểm nhìn đặt vào người cha cho đọc giả thấy được tâm trạng bất lực, trốn tránh và buồn bã của thầy Hồng khi bản thân không biết phải làm gì cho đúng với Hồng.

Câu 5. Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?

Thông điệp từ văn bản:

+ Hãy yêu thương và chăm sóc trẻ thơ bằng tình yêu và lòng bao dung, vị tha: Trẻ em là mầm non của đất nước, là tương lai của dân tộc. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, giáo dục để phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Tình yêu thương là nền tảng của sự phát triển của trẻ em. Tình yêu thương giúp trẻ cảm thấy được an toàn, được che chở, được chấp nhận và được trân trọng. Trẻ em được yêu thương sẽ có tâm hồn lành mạnh, yêu đời, lạc quan và tự tin. Lòng bao dung, vị tha là đức tính cần thiết của mỗi người, đặc biệt là đối với trẻ em. Trẻ em cần được dạy dỗ, uốn nắn để trở thành những người biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác. Trẻ em được dạy dỗ về lòng bao dung, vị tha sẽ biết tha thứ, cảm thông cho người khác, biết sống vì người khác. Trong văn bản, thầy u Hồng rất yêu thương con gái mình nhưng lại không biết cách thể hiện. Khi Hồng ra vườn chơi, thầy u cũng mắng, thậm chí khi Hồng không biết quét nhà như thế nào cho phải, Hồng đã phải nhận lấy cái tát như trời giáng của u. Sự bất lực của bố mẹ về cơm áo gạo tiền trút hết lên đứa trẻ như Hồng. Từ đó, Nam Cao đem tới thông điệp cho độc giả, hãy yêu thương trẻ thơ bằng lòng bao dung và vị tha. Trẻ em không phải là người mang tội, không nên đổ lỗi lên đầu chúng.

+ Hãy biết kiềm chế cảm xúc, ứng xử nhân văn trong mọi hoàn cảnh: Kiềm chế cảm xúc là khả năng kiểm soát những cảm xúc của bản thân, không để cho cảm xúc chi phối hành vi, lời nói. Ứng xử nhân văn là ứng xử theo những chuẩn mực đạo đức, tôn trọng người khác và bản thân. Biết kiềm chế cảm xúc, ứng xử nhân văn trong mọi hoàn cảnh là một phẩm chất cần thiết của mỗi người. Nó giúp chúng ta trở thành những người có bản lĩnh, có văn hóa, có ích cho xã hội. Kiềm chế cảm xúc giúp chúng ta tránh được những hành vi, lời nói thiếu suy nghĩ, gây tổn thương cho bản thân và người khác. Khi biết kiềm chế cảm xúc, chúng ta sẽ có thể bình tĩnh, sáng suốt để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Ứng xử nhân văn giúp chúng ta xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Khi ứng xử nhân văn, chúng ta sẽ biết tôn trọng, yêu thương, giúp đỡ người khác. Thầy u Hồng mặc dù yêu thương con nhưng lại nóng tính và không kiềm chế được bản thân con mà nói những lời cay đắng và có nhưng hành động bạo lực cả về thể xác lẫn tinh thần của Hồng. Đó là những hành động xấu và cần được thay đổi.

+ Hãy luôn yêu thương, đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia: Yêu thương, đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia là những phẩm chất tốt đẹp của con người. Chúng giúp chúng ta gắn kết với nhau, tạo nên một xã hội hòa bình, hạnh phúc. Yêu thương là sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ người khác. Đồng cảm là sự thấu hiểu, cảm thông với nỗi đau, niềm vui của người khác. Thấu hiểu là khả năng hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của người khác. Sẻ chia là sự chia sẻ, cho đi những gì mình có cho người khác. Trong gia đình, những hành động ấy là những hành động không thể thiếu để gắn kết những thành viên.

Câu 6. Phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Nam Cao trong văn bản trên.

* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và truyện ngắn.

– Nam Cao là nhà văn hiện thực phê phán VN giai đoạn 30-45

+ Giọng văn lạnh lùng, dửng dưng đến tàn nhẫn nhưng bên trong là trái tim đằm thắm yêu thương. (Có thể thay bằng quan điểm sáng tác hoặc cả 2)

+ Một số tác phẩm: Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa, Giăng sáng.. (viết về người trí thức và nông dân trước CM)

+ Giới thiệu tác phẩm: Viết ngày 7/8/1943 in trong tiểu thuyết thứ bảy số 473

+ Vấn đề nghị luận: Phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của văn bản trên.

* Tóm tắt nội dung chính của truyện: Vì cuộc sống gia đình rơi vào cảnh khó khăn, túng quẫn, Hồng (bé gái 5 tuổi) từ chỗ được bố mẹ từ yêu thương, chiều chuộng trở thành nơi để bố mẹ trút bỏ những lo âu, căng thẳng. Hồng rất buồn, tủi thân và trở nên cô độc. Một lần, vì không quét được nhà nên Hồng bị mẹ đánh khiến bé òa khóc. Khi cha Hồng nhìn thấy bi kịch đang diễn ra trước mắt, y đau xót lắm còn mẹ Hông thì ân hận vì đã tát con. Đêm hôm đó, Hồng nghe được câu chuyện giữa bố mẹ. Họ an ủi nhau, ân hận và nhắc nhở nhau về cách yêu thương, đối xử với con gái của mình. Hồng không ngủ nó nằm nghe được hết câu chuyện và nó đã khóc.

* Phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của văn bản trên:

– Chủ đề: Nam Cao chọn chủ đề nhỏ nhặt là câu chuyện quét nhà nhưng qua chuyện nhỏ nhặt về cuộc sống, tính cách những nhân vật ấy ông muốn gửi đến người đọc bài học có ý nghĩa, những triết lí nhân sinh sâu sắc về cuộc sống và con người. Ngợi ca giá trị của tình yêu thương, tình cảm gia đình. Niềm tin vào nhân cách và sự lương thiện của con người dù trong bất kì hoàn cảnh nào kể cả khi rơi vào bi kịch nhất.

– Nội dung xoay quanh các nhân vật:

+Bé Hồng 5 tuổi bé bỏng, ngây thơ, dễ bị tổn thương, luôn khao khát được yêu thương.

+ Cha mẹ Hồng: Họ là nạn nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến với gánh nặng áo cơm ghì sát đất đã đẩy họ vào bước đường cùng.

+ Họ là những người giàu tình yêu thương con cái nhưng rơi vào hoàn cảnh túng quẫn nên xảy ra nhiều xung đột.

Bé Hồng tuy mới 5 tuổi nhưng đã phải chịu bao đòn roi và sự ghét bỏ của người mẹ.

Mẹ Hồng luôn chửi mắng nó cả ngày, giao cho nó bao nhiêu việc nào là giữ em, quét nhà.. trong khi cái chổi còn to hơn tay nó, nó sợ đến mức không dám cãi mẹ, cũng không dám khóc.

– > Mặc dù có lúc mắc sai lầm nhưng tình yêu thương đã giúp họ thức tỉnh nhìn lại mình và hy vọng bé Hồng sẽ được bù đắp. Nhưng trong cuộc đời này còn có biết bao nhiêu bé Hồng khác vô tình đang bị đối xử thật là vô lí và thật đáng sợ cho sự vô cảm của người lớn.

– > Vai trò của các nhân vật: Khắc họa chủ đề của truyện, góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của nhà văn.

– Nghệ thuật:

+ Tình huống: Đặt họ trong mối quan hệ với gia đình, với “Gánh nặng áo cơm ghì sát đất” họ từ chỗ là người cha, người mẹ tốt trở thành những kẻ tàn nhẫn, thô lỗ, ích kỉ, đối xử tệ bạc với con cái.

– >Khắc họa chủ đề của truyện, khẳng định giá trị của tình yêu thương, góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của nhà văn, góp phần làm rõ tính cách các nhân vật: Là nạn nhân của hoàn cảnh, của xã hội..

– Nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo:

+ Bằng việc thâm nhập vào đời sống nội tâm nhân vật để soi chiếu, miêu tả những sự việc biến cố xảy ra trong câu chuyện giúp người đọc hiểu sâu hơn về tác phẩm.

+ Luôn khát khao đi tìm con người bên trong con người, từ đó đặt niềm tin vào nhân cách con người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

– Ngôn ngữ, giọng điệu

+ Ngôn ngữ đa âm, phức điệu, hiện đại có khả năng hóa thân, nhập vai vào nhân vật nói lên suy nghĩ của nhân vật.

+Giọng điệu: Lạnh lùng, dửng dưng đến tàn nhẫn bên ngoài mà buồn thương, da diết, đằm thắm yêu thương ở bên trong.

– Ngôi kể, điểm nhìn, lời kể:

+ Chọn ngôi kể thứ 3:

+ Điểm nhìn: Điểm nhìn bên trong và bên ngoài.

+ Lời kể chuyện: Khách quan, tự nhiên

* Đánh giá chung: Giá trị hiện thực và nhân đạo:

– Lên án, phê phán xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy gia đình Hồng vào cảnh khốn khó, đẩy con người vào bước đường cùng.

– Thể hiện lòng cảm thông và xót thương cho số phận của con người nhất là người trí thức nghèo trong xã hội cũ.

– Khẳng định sức mạnh của tình yêu thương, niềm tin vào nhân cách con người.

– Phát biểu quan điểm nhân sinh của nhà văn: Con người cần phải biết yêu thương nhau, trẻ em cần được sống trong tình yêu thương.

– Khẳng định lại vấn đề:

+ Qua đó đã góp phần khẳng định tài năng và vị trí của Nam Cao trên văn đàn: Là bậc thầy của chủ nghĩa tâm lí hiện thực, là nhà nhân đạo lớn nhất của văn học hiện thực phê phán Việt Nam.

+ Cho đến nay tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị nghệ thuật, tính thời sự, tính giáo dục và nhân văn sâu sắc. Nhắc nhở mỗi bậc làm cha làm mẹ trong cách ứng xử với các con.

Đề số 2

Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện.

Ngôi kể trong văn bản: Ngôi kể thứ 3

Đề tài: Người trí thức trước cách mạng với gánh nặng áo cơm ghì sát đất (Qua chi tiết: Y cũng vào phòng viết, ngồi như thường lệ, nhưng y không viết được)

Câu 2. Liệt kê những từ ngữ, hình ảnh miêu tả biểu cảm và hành động của Hồng sau khi bị mẹ đánh.

“Hồng uống nước rồi lẳng lặng vào giường ngủ”

Câu 3. Nhận xét về đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng tái tạo trong văn bản.

Một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong đoạn trích là:

+ Sử dụng các từ chỉ cử chỉ, điệu bộ, nét mặt: Mẳng, tái mét mặt, đôi mắt mở to trong trẻo..

+ Sử dụng từ ngữ mang tính khẩu ngữ: Nhen thôi, đét, ấy, cáu, chả biết..

Câu 4. Qua văn bản, hãy nêu một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/chị và giải thích lí do.

+ Hãy yêu thương và chăm sóc trẻ thơ bằng tình yêu và lòng bao dung, vị tha: Trẻ em là mầm non của đất nước, là tương lai của dân tộc. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, giáo dục để phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Tình yêu thương là nền tảng của sự phát triển của trẻ em. Tình yêu thương giúp trẻ cảm thấy được an toàn, được che chở, được chấp nhận và được trân trọng. Trẻ em được yêu thương sẽ có tâm hồn lành mạnh, yêu đời, lạc quan và tự tin. Lòng bao dung, vị tha là đức tính cần thiết của mỗi người, đặc biệt là đối với trẻ em. Trẻ em cần được dạy dỗ, uốn nắn để trở thành những người biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác. Trẻ em được dạy dỗ về lòng bao dung, vị tha sẽ biết tha thứ, cảm thông cho người khác, biết sống vì người khác. Trong văn bản, thấy u Hồng rất yêu thương con gái mình nhưng lại không biết cách thể hiện. Khi Hồng ra vườn chơi, thấy u cũng mắng, thậm chí khi Hồng không biết quét nhà như thế nào cho phải, Hồng đã phải nhận lấy cái tát như trời giáng của u. Sự bất lực của bố mẹ về cơm áo gạo tiền trút hết lên đứa trẻ như Hồng. Từ đó, Nam Cao đem tới thông điệp cho độc giả, hãy yêu thương trẻ thơ bằng lòng bao dung và vị tha. Trẻ em không phải là người mang tội, không nên đổ lỗi lên đầu chúng.

+ Hãy biết kiếm chế cảm xúc, ứng xử nhân văn 9 trọng mọi hoàn cảnh: Kiểm chế cảm xúc là khả năng kiểm soát những cảm xúc của bản thân, không để cho cảm xúc chi phối hành vi, lời nói. Ứng xử nhân văn là ứng xử theo những chuẩn mực đạo đức, tôn trọng người khác và bản thân. Biết kiếm chế cảm xúc, ứng xử nhân vân trong mọi hoàn cảnh là một phẩm chất cần thiết của mỗi người. Nó giúp chúng ta trở thành những người có bản lĩnh, có văn hóa, có ích cho xã hội. Kiếm chế cảm xúc giúp chúng ta tránh được những hành vi, lời nói thiếu suy nghĩ, gây tổn thương cho bản thân và người khác. Khi biết kiểm chế cảm xúc, chúng ta sẽ có thể bình tĩnh, sáng suốt để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Ứng xử nhân văn giúp chúng ta xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Khi ứng xử nhân văn, chúng ta sẽ biết tôn trọng, yêu thương, giúp đỡ người khác. Thấy u Hồng mặc dù yêu thương con nhưng lại nóng tỉnh và không kiềm chế được bản thân con mà nói những lời cay đắng và có nhưng hành động bạo lực cả về thể xác lẫn tinh thần của Hồng. Đó là những hành động xấu và cần được thay đổi.

+ Hãy luôn yêu thương, đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia: Yêu thương, đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia là những phẩm chất tốt đẹp của con người. Chúng giúp chúng ta gắn kết với nhau, tạo nên một xã hội hòa bình, hạnh phúc. Yêu thương là sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ người khác. Đồng cảm là sự thấu hiểu, cảm thông với nỗi đau, niềm vui của người khác. Thấu hiểu là khả năng hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của người khác. Sẽ chia là sự chia sẻ, cho đi những gì mình có cho người khác. Trong gia đình, những hành động ấy là những hành động không thể thiếu để gắn kết những thành viên.

By admin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *