CHUYÊN ĐỀ 7. THƠ CA ĐẦU THẾ KỈ XX

So sánh cái “ngông” của Tản Đà và cái “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ (Bài ca ngất ngưởng)

Bài làm:

Cái ngông của Tản Đà

Tản Đà là nhà thơ sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, cái “ngông” của ông chính ở những hành động làm trái với đời để thể hiện mình trong sạch, để chứng minh nhân cách của bản thân. Những sáng tác của ông là sự đan xen giữa thế giới “tỉnh mộng” và “tỉnh say”. Cái mộng để gặp được người lí tưởng, vì mộng nên muốn ngông để khác với đời. Cái ngông của ông được thể hiện cụ thể qua tác phẩm “Hầu trời”.

Cái “Ngông” của Tản Đà trong bài thơ “Hầu trời” biểu hiện ở:

+ Tác giả cho rằng mình văn hay với mức Trời phải tán thưởng.

+ Tìm thấy sự đồng điệu, thấu hiểu từ Trời và Chư tiên

+ Xem mình là một “trích tiên” bị đày vì tội ngông

+ Nhận mình là người nhà Trời xuống hạ giới thực hành “thiên lương” một sứ mệnh cao cả.

Cái ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh, cá tính của nhà thơ. Qua thi phẩm “Bài ca ngất ngưởng” tác giả đã khẳng định cái tôi ngất ngưởng, cái tôi mong ước về một cuộc sống tự do tự tại, cuộc sống thõa mãn theo phong cách và cá tính của bản thân.

Cái “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ trong tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” biểu hiện ở:

– Ở chốn quan trường Nguyễn Công Trứ luôn xuất hiện với phong thái ngạo nghễ, thể hiện tài năng xuất chúng cũng như phong cách khác với đời.

– Trong phong cách lối sống, ông luôn đề cao cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân, giải thoát bản thân khỏi những tư tưởng phong kiến bảo thủ.

– Tuyên ngôn, khẳng định cá tính bản thân và cái tôi ngất ngưởng.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *