Phiếu học tập Nàng Ờm nhắn nhủ (Trích Nàng Ờm-chàng Bồng Hương – Truyện thơ dân tộc Mường)
Mỗi dân tộc lai có những câu truyện cổ tích riêng của mình. Hãy cùng trả lời những câu hỏi Phiếu học tập Nàng Ờm nhắn nhủ (Trích Nàng Ờm-chàng Bồng Hương-Truyện thơ dân tộc Mường) nhé!
Phiếu học tập Nàng Ờm nhắn nhủ (Trích Nàng Ờm-chàng Bồng Hương-Truyện thơ dân tộc Mường)
Trả lời Phiếu học tập Nàng Ờm nhắn nhủ (Trích Nàng Ờm-chàng Bồng Hương-Truyện thơ dân tộc Mường)
– Tóm tắt nội dung văn bản: “Nàng Ờm nhắn nhủ” là một tác phẩm của dân tộc Mường phản ánh rõ ràng cho chúng ta thấy được một định kiến xã hội. Đó chính là định kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Nàng Ờm và chàng Bồng Hương là một cặp đôi trẻ, họ yêu nhau bằng những tình cảm trong sáng nhất không dính một chút vụ lợi vật chất nào. Thế nhưng, vì chê chàng Bồng Hương quá nghèo thế nên bố mẹ của nàng Ờm nhất quyết bắt nàng phải chia tay với chàng Bồng Hương, thậm chí còn kiên quyết ra sức cấm đoán hai người tới với nhau. Trước sự cấm cản của gia đình, hai người đã cùng nhau trốn lên núi Làn Ai sống cùng nhau. Nhưng để tránh khỏi những điều tiếng, những tiếng nhơ của người đời đánh giá về mình, nàng Ờm đã chọn cách ăn lá ngón để giữ trọn lời thề của mình, không những thế còn là giữ trọn vẻ đẹp tình yêu của nàng và chàng Bồng Hương. Cái chết của người mình yêu đã làm cho chàng Bồng Hương cũng cảm thấy thật đau khổ, chàng quyết định ăn lá ngón để đi cùng với người yêu của mình. Từ đó, núi Lang Ai chính là nơi minh chứng cho vẻ đẹp tình yêu cao cả của hai người. Tuy đẹp mà buồn biết bao. Mỗi độ trăng tròn, linh hồn của cô gái trẻ lại hiện về, để kể cho đời sau nghe về mối tình thắm thiết của một cặp đôi từng cùng sống cùng chết trên ngọn núi này. Ngọn núi cũng trở thành một truyền thuyết bất tử đối với những con người có tình yêu. Tác phẩm chính là một lời phế phán cũng như lên án mạnh mẽ những định kiến cũ kĩ, cứng nhắc của xã hội phong kiến trước đây.
– Người kể chuyện trong văn bản: Truyện được kể theo góc nhìn thứ nhất và người kể chuyện ở đây chính là nàng Ờm.
– Ý nghĩa triển khai câu chuyện theo lời kể của nhân vật này: Các tình tiết, diễn biến được kể lại sinh động, hấp dẫn hơn, giúp người đọc hiểu được tường tận câu chuyện cũng như thông điệp mà nhân vật muốn gửi gắm. Không những vậy, khi sử dụng ngôi kể này cũng khiến cho câu chuyện tăng thêm tính chân thực, đáng tin cậy hơn.
– Khát vọng tình yêu tự do, ước mong hạnh phúc: Hai con người yêu nhau thật lòng bị chia cách bởi sự cấm cản của gia đình. Họ chọn con đường đến chốn mường Ma để được sống hạnh phúc bên nhau. Cái chết đã giải thoát cho họ, cũng như khiến cho tình yêu họ dành cho nhau thật cao cả, tốt đẹp hơn bao giờ hết.
– Cách ứng xử nhân văn của người từng chịu cuộc đời đau khổ được thể hiện qua văn bản: Tuy bị cha mẹ cấm cản là vậy nhưng nàng Ờm không hề oán trách cha mẹ mình. Khi cha mẹ nàng muốn đưa nàng về nhưng hồn vía nàng đã từ chối, xin được ở lại núi Làn Ai. Qua đó, nàng muốn những người còn sống “Rút ra bài học” và “Không phải chịu số phận bất hạnh” như nàng Ờm và chàng Bồng Hương.
– Liên hệ với văn bản Lời tiễn dặn để rút ra những nhận định phù hợp, cần thiết về hướng tiếp nhận các truyện thơ của một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Những câu truyện thơ ở các dân tộc thiểu số Việt Nam thường có dạng:
+ Chủ đề: Chuyện tình yêu đôi lứa.
+ Cốt truyện: Thường được diễn ra theo một cốt truyện quen thuộc từ một cặp đôi yêu nhau bị gia đình ngăn cấm, cấm cản vì những định kiến của xã hội. Dù bị ngăn cách là thế, ấy vậy họ vẫn chấp nhận vượt qua mọi khó khăn và cuối cùng thì họ quay về và ở bên cạnh nhau hạnh phúc mãi mãi về sau.
+ Hình thức: Được viết theo thể loại tự do. Thế nên số từ trong một câu, hay số chữ trong một dòng truyện không bị giới hạn, cũng như không bị bắt tuân theo bất cứ quy luật nào.