Nữ thần Lúa là một trong những chuyện thần thoại của Việt Nam, mang đầy đủ các yếu tố hoang đường, kì ảo. Cùng phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Nữ thần Lúa để thấy được điều này nhé!
Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Nữ thần lúa
* Đặc điểm về nội dung:
– Thông qua hình tượng nhân vật nữ thần Lúa, tác giả dân gian lí giải về sự hình thành của cây lúa và, các đặc điểm, tính chất của cây lúa, cũng như ý nghĩa văn hóa của cây lúa trong đời sống người Việt:
+ Nàng là con gái Ngọc Hoàng, Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian.
+ Nuôi sống loài người.
+ Những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt.
+ Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh.
+ Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo.
– Câu chuyện kết thúc với lễ hội lúa mới và lễ cúng thần lúa, làm sáng tỏ các phong tục truyền thống ở Việt Nam.
– “Nữ Thần Lúa” là một câu chuyện độc đáo, ý nghĩa, và làm phong phú văn hóa dân gian Việt Nam.
=> Đồng thời, truyện thần thoại còn ngợi ca sức mạnh và trí tuệ của con người trong hành trình khám phá và lí gải sự hình thành thế giới tự nhiên.
* Đặc điểm về nghệ thuật:
– Tác phẩm chứa đựng những đặc trưng của thần thoại:
+ Sự phong phú của trí tưởng tượng; cốt truyện đơn giản chỉ xoay quanh nhân vật chính “ Nữ Thần Lúa”.
+ Xây dựng nhân vật đa tính cách: Nũ Thần Lúa vừa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả nhưng có tính hay hờn.
+ Cách xây dựng hình tượng nhân vật theo bút pháp cường điệu, phóng đại; không gian và thời gian mang tính ước lệ, phiếm chỉ.
+ Thần thoại Nữ thần Lúa sử dụng nhiều hình ảnh gợi hình, những chi tiết huyền ảo vô cùng hấp dẫn. Nhân vật trong truyện khi xây dựng đều có sự thần thánh hóa, trở thành những vị thần có sức mạnh đúng theo mô típ trong truyện thần thoại.
* Bài học/thông điệp có ý nghĩa với bản thân rút ra từ câu chuyện (có thể đưa ra quan điểm như sau): văn bản đặt ra vấn đề thái độ và cách ứng xử của mỗi người với thế giới tự nhiên hiện nay: chúng ta cần phải sống gắn bó, trân trọng, hòa hợp và bảo vệ tự nhiên.