Phân tích vẻ đẹp con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh gian khổ qua bài thơ “Lá đỏ” của Nguyễn Đình Thi
Hướng dẫn lập dàn ý và phân tích bài thơ “ Lá đỏ ” của Nguyễn Đình Thi để thấy được vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh gian khổ
Dàn ý phân tích vẻ đẹp con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh gian khổ qua bài thơ “Lá đỏ” của Nguyễn Đình Thi
I. Mở bài :
Dẫn dắt vấn đề nghị luận
II.Thân bài :
1.Cảm nhận của nhà thơ về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam trên đỉnh Trường Sơn
-Vẻ đẹp giản dị mộc mạc
– vẻ đẹp khoẻ khoắn tràn đầy sức sống
2. Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam qua hình ảnh em gái thanh niên xung phong
– Lòng yêu nước nồng nàn
– Tình yêu thương chân thành
– Tinh thần lạc quan ý chí kiên cường
3. Khẳng định lại giá trị nội dung , nghệ thuật của tác phẩm
III. Kết bài :
Khẳng định lại vấn đề nghị luận
Phân tích vẻ đẹp con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh gian khổ qua bài thơ “Lá đỏ” của Nguyễn Đình Thi
Thơ ca là tiếng nói của cuộc đời, là tấm gương phản ảnh hiện thực cuộc sống một cách chân thực, sinh động nhất.
Bởi vậy nhưng thơ ca không phải là sự sao chép hiện thực một cách y nguyên mà nó được cất lên qua tâm hồn
đầy xúc cảm của người nghệ sĩ. Đọc một bài thơ hay ta không chỉ thấy đơn thuần là vết tích của một thời đã qua mà
còn thấy rõ được những trăn trở suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời, con người ở thời điểm đó. Và có lẽ bài thơ “ Lá
đỏ ” cũng là một bài thơ hay và dễ đi vào lòng người đọc như thế, bởi bài thơ là tiếng lòng của một niềm yêu nước
thiết tha , là lời ca ngợi về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam trong những ngày tổ quốc chìm trong bom
đạn.
Nguyễn Đình Thi là một nhân chứng sống đã đi qua biết bao thăng trầm ở cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mĩ của dân tộc. Bởi lẽ đó nên thơ ông thường đi sâu để khắc họa những vẻ đẹp vốn có ở đất nước , là vẻ
đẹp của thiên nhiên và con người trong những tháng ngày gian khổ sống cùng bom đạn . Thơ của ông mang giọng
điệu trữ tình chính luận vừa kể chuyện nhưng cũng vừa đan xen những tình cảm riêng tư thầm kín .
Bài thơ “ Lá đỏ ” là một trong những thi phẩm xuất sắc của Nguyễn Đình Thi , được sáng tác trong giai đoạn cuối của
cuộc kháng chiến chống Mĩ thống nhất đất nước. Trong bom đạn và sự khắc nghiệt của chiến trường , hình ảnh con
người Việt Nam với những vẻ đẹp kiên cường bất khuất vẫn tỏa sáng ngời ngợi. Điều đó được nhà thơ tái hiện lại
qua khung cảnh người em gái đứng bên đường tiễn đưa đoàn quân ra chiến trường :
“ Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Ðoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy cười đôi mắt trong.”
Mở đầu bài thơ là những khám phá của nhà thơ về thiên nhiên và con người trên dãy núi Trường Sơn.Với góc nhìn
từ trên cao nhìn xuống , dưới ánh nắng của một buổi chiều thu không mấy ấm ấp bởi mưa bom , bão đạn. Hình ảnh
cô em gái đứng bên đường trong làn gió với những chiếc lá đỏ bay bay đã tạo nên một khung cảnh rất đỗi thơ
mộng, nó tác động vào giác quan của nhà thơ và để lại những cảm xúc khó nói thành lời.Giữa những màu xanh cằn
cỗi của dãy rừng già , những chiếc lá đỏ như một gam màu đột phá làm bừng lên sức sống của mọi cảnh vật. Màu
đỏ ấy là gam màu nổi bật nhuộm đỏ cả một vùng trời xanh , nó cũng là biểu tượng của tình yêu, và niềm tin vào
một ngày mai chiến thắng
Nhà thơ không chỉ dừng lại ở việc khai thác vẻ đẹp của con người qua bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, mà còn đi
sâu vào để khám phá những giá trị đẹp đẽ trong tâm hồn của mỗi người .
Con người trong bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của dãy Trường Sơn hiện lên với vẻ đẹp của lòng yêu nước nồng nàn
và tình yêu thương chân thành nhất.
Hình ảnh cô em đứng bên đường trong buổi chiều lộng gió với “vai áo bạc quàng súng trường “ là biểu tượng anh
dũng, kiên cường của lớp trẻ thời bấy giờ. Trong cuộc chiến đấu oanh liệt ấy, có những người đã không màng ra đi
hết mình vì đất nước, bởi lẽ đó mà trên tuyến đường không chỉ có những chàng trai mà còn có sự góp sức của
những cô gái xung phong.
Trên con đường hành quân gian khó, cô gái đứng bên đường với dáng người nhỏ bé ,mộc mạc nhưng lại mang đến
cho đoàn quân một sức mạnh to lớn vô cùng. Nhà thơ đã so sánh cô gái ấy như như quê hương bởi lẽ cô là biểu
tượng của hậu phương quê nhà, là nguồn động lực lớn để mỗi người lính yên tâm chiến đấu. Dáng vẻ ấy là động
lực xua tan hết những lo âu ,mệt mỏi nơi chiến trường.
Không chỉ dùng lại ở đó, hình ảnh con người Việt Nam với tấm lòng dũng cảm, kiên cường vượt mọi khó khăn đã
thể hiện rất rõ qua chặng đường hành quân đầy gian khổ của những người lính Con đường ấy thật sự đầy gian lao,
khắc nghiệt. Nhà thơ đã miêu tả từng bước chân đi là một sự vội vã không ngừng nghỉ, mỗi bước chân in đạm
xuống đất là mốc đánh dấu cho những gian khổ mà người lính phải trải qua. Mặc kệ “ bụi Trường Sơn làm nhòa trời
lửa” những bước chân ấy vẫn không ngừng nghỉ và như thể ngày càng một nhanh hơn. Sự gấp gáp ấy là phù hợp
với hoàn cảnh của cuộc chiến lúc bấy giờ, đó là một tư thế sẵn sàng để đón nhận chiến thắng .
Những bước chân nhanh chóng ấy khiến người chiến sĩ chỉ kịp ghi nhận hình dáng quê hương nói một lời chào hẹn
gặp khi đất nước thống nhất. Lời chào ấy tưởng chừng như một lời tạm biệt nhưng nó lại là một lời hứa hẹn, một
khẳng định chắc nịch về hạnh phúc của một dân tộc
“Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn”
Đáp lại lời hẹn ấy là một cái gật đầu và nụ cười trong đôi mắt trong veo của người hậu phương. Chắc hẳn rằng lần
ra trận này người tin rằng mình sẽ thay đổi được vận mệnh của dân tộc không chỉ có những người chiến sĩ trên tiền
tuyến mà còn cả những người hậu phương . Bởi lẽ họ luôn cống hiến hết mình và luôn có niềm tin vào một tương
lai sáng lạng.
Bài thơ không chỉ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc vì những thông điệp của nhà thơ gửi gắm, mà còn
dễ khắc sâu vào lòng người với những nét độc đáo về mặt hình thức, cách xây dựng hình ảnh thơ của tác giả. Với
thể thơ tự do, giọng thơ chân thực, nhà thơ giúp người đọc như thể được sống lại với những trang sử vẻ vang của
dân tộc.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói “ thơ chỉ cất lên khi trong tim đã thật tràn đầy ” ý kiến ấy quả thực đúng đắn khi nhận
xét bài thơ “ Lá đỏ” của Nguyễn Đình Thi. Bài thơ không đơn thuần là những dòng hồi kí của tác giả về những năm
tháng kháng chiến chống Mĩ gian khổ, mà còn là lời ngợi ca , là phương tiện để thể hiện niềm yêu mến , kính trọng
của nhà thơ đối với những vẻ đẹp thiêng liêng cao quý trong mỗi người con Việt Nam