Phân tích nội dung và nghệ thuật bài Chốn quê

Ta đã từng bắt gặp nhiều tác phẩm viết về đề tài quê hương, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã mang đến những cảm nhận mới mẻ về chốn thôn quê. Cùng Hocmai360 Phân tích nội dung và nghệ thuật bài Chốn quê để cảm nhận rõ điều đó

Dàn ý Phân tích nội dung và nghệ thuật bài Chốn quê

Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả

– Giới thiệu chung về tác phẩm

Thân bài:

1. Phân tích nội dung:

– Bốn câu thơ đầu là cái nhìn trân trọng của nhà thơ đối với số phận của những người nông dân trước cách mạng

– Bốn câu thơ tiếp theo ta đã tái hiện lại hiện thực cuộc sống, người dân nghèo quanh năm ngày tháng sống tằn tiện, tiết kiệm từng chút một nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo

– Thể hiện tấm lòng đồng cảm trước những người dân yếu đuối

– Lên án, tố cáo bọn thực dân Pháp xâm lược cướp bóc của nhân dân ta

2. Phân tích nghệ thuật

– Thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật

– Ngôn ngữ hình ảnh gần gũi quen thuộc

– Phép điệp ngữ “phần” và “mất”

=> thể hiện tâm trạng của nhà thơ khi đứng nhìn người nông dân sống trong cơ cực, qua đó bày tỏ tấm lòng đồng cảm, sự khổ đau khi phải đứng nhìn mà không làm gì được

=> giúp cho nhà thơ tạo nên phong cách sáng tác riêng biệt, tạo sự gần gũi, dễ hiểu cho độc giả, khơi gợi trong lòng ta sự đồng cảm, thấu hiểu

Kết bài:

Đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật

Phân tích nội dung và nghệ thuật bài Chốn quê

Nguyễn Khuyến vừa là nhà văn trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình. Ông có lối viết thơ văn sáng tạo, ngôn ngữ giàu cảm xúc, lời thơ mang đậm phong vị quê hương. Bài thơ “Chốn quê” là một tác phẩm thơ ca tiêu biểu của Nguyễn Khuyến. Tác phẩm viết về cuộc sống của người nông dân miền quê Việt Nam thời kỳ đầu thế kỷ XX. Đây là bức tranh tái hiện lại nỗi khổ nhọc, khó khăn cùng những mâu thuẫn trong cuộc sống của người dân trong xã hội cũ. Bài thơ mang đến cho người đọc sự đồng cảm và suy nghĩ sâu sắc về hoàn cảnh của họ.

Sinh thời giữa lúc nước mất nhà tan, nhà thơ có những cảm nhận sâu sắc về tình cảnh của người nông dân. Với tấm lòng yêu nước sâu đậm, tha thiết đồng thời thể hiện rõ thái độ đối với thực dân Pháp, Nguyễn Khuyến đã dùng lời thơ của mình đã kích, phê phán bọn chúng, đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh cho những người dân Việt Nam. Bài thơ “Chốn quê” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật với cấu trúc chặt chẽ đề- thực- luận- kết. Thể thơ này được các nhà vua Việt Nam dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài, rất phổ biến trong xã hội xưa. Đây là một thể tuyệt tác thích hợp để các nhà văn, nhà thơ bộc lộ những tình cảm da diết mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước của mình.

Viết về chủ đề người nông dân với cuộc sống khốn khổ trước cách mạng tháng tám không hiếm, ta đã từng bắt gặp nhiều tác phẩm viết về đề tài này, nhưng đến với bài chốn quê của Nguyễn Khuyến đã phản ánh rất nhiều điều mới mẻ. Cũng là viết về cái đói, cái khổ nhưng Nguyễn Khuyến tái hiện lại hoàn cảnh đó một cách nhẹ nhàng, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Bốn câu thơ đầu là cái nhìn trân trọng của nhà thơ đối với số phận của những người nông dân trước cách mạng. Đó là những người nông dân nghèo vất vả quanh năm, “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” nhưng vẫn không có gì trong tay. Cái nghèo đói đó đến từ nhiều lý do phải chăng đó là do sưu cao thuế nặng, do quan lại cướp bóc của dân của nhân dân, hay là do mùa màng thất bát. Những khó khăn chồng chất quanh năm đeo bám những người dân nghèo. Bốn câu thơ tiếp theo ta đã tái hiện lại hiện thực cuộc sống. Những người dân nghèo quanh năm ngày tháng sống tằn tiện, tiết kiệm từng chút một nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo, đói vẫn cứ đói chẳng có gì thay đổi. Đứng trước cảnh nhân dân đói nghèo lầm than Nguyễn Khuyến không hỏi day dứt trước thời cuộc. Bài chốn quê được Nguyễn Khuyến viết ra để thể hiện tấm lòng đồng cảm trước những người dân yếu đuối. Họ phải chịu biết bao nhiêu áp lực, khốn khổ không lối thoát. Đó là sự bóc lột của các tầng lớp thống trị đè nặng lên vai người dân nghèo. Qua đây Nguyễn Khuyến lên án, tố cáo bọn thực dân Pháp xâm lược cướp bóc của nhân dân ta. Cùng với đó là thái độ dè bỉu, mỉa mai bọn quan lại vì chạy theo đồng tiền mà bán dân bán nước. Không một ai dám ra mặt giúp đỡ những người dân thấp cổ bé họng, họ phải chịu sống trong cảnh đói nghèo cơ cực suốt bao năm. Bài thơ “Chốn quê” là một lời ca tụng gửi gắm nỗi niềm của những người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ. Nguyễn Khuyến không dùng những lời văn hoa mỹ mà đã tái hiện lại bức tranh hiện thực, trần trụi đến não lòng. Với nội dung đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện niềm hy vọng vào một tương lai công bằng cho xã hội.

Bài thơ “Chốn quê” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật cùng với các ngôn ngữ hình ảnh gần gũi quen thuộc: “vẫn chân thua”, “mất chiêm mất mùa”,… mang đến cho ta những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống của người nông dân. Nổi bật trong bài là nghệ thuật sử dụng phép điệp ngữ. Các từ “phần” và “mất” được lặp lại nhiều lần trong các câu thơ, tạo nên nét đặc trưng cho tác phẩm. Phép nghệ thuật điệp ngữ giúp ta thể hiện tâm trạng của nhà thơ khi đứng nhìn người nông dân sống trong cơ cực, qua đó bày tỏ tấm lòng đồng cảm, sự khổ đau khi phải đứng nhìn mà không làm gì được. Người nông dân vẫn luôn phải sống trong cảnh chịu đựng, sự mất mát và sự bất công. Cùng với đó là các hình ảnh rất thực “chiêm mất đồng chiêm, mùa mất mùa” giúp nhà thơ thể hiện tâm trạng đau buồn, đầy bi thương. Các biện pháp nghệ thuật trên còn giúp cho nhà thơ tạo nên phong cách sáng tác riêng biệt, tạo sự gần gũi, dễ hiểu cho độc giả. Qua đó khơi gợi trong lòng ta sự đồng cảm, thấu hiểu tạo nên những cảm giác chân thực nhất. Nhờ các giá trị nghệ thuật đặc sắc, bài thơ “Chốn quê” đã đạt đến đỉnh cao của thơ ca trong thời kỳ đó.

Giá trị nội dung và nghệ thuật là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của hình thức và nội dung ngôn từ. Nguyễn Khuyến đã đưa những lời thơ nhẹ nhàng nhưng ẩn chứa bên trong là sự bi thương của cuộc sống nghèo khổ bất công trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Nhờ các giá trị nghệ thuật độc đáo, sử dụng một cách đắc địa khiến cho nhà thơ Nguyễn Khuyến có thể truyền tải được những giá trị mà ông muốn nhắn gửi qua tác phẩm đến nơi người đọc một cách sâu sắc nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *