Bài thơ “dương phụ hành” mang đến cho ta những cảm nhận mới mẻ về xứ lạ phương Tây. Cùng Hocmai360 phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ để có những cảm nhận chân thực nhất
Dàn ý Phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Dương phụ hành
Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả
– Giới thiệu chung về tác phẩm
Thân bài:
1. Phân tích nội dung:
– Người thiếu phụ Tây Dương hiện lên với vẻ đẹp dịu dàng và tình cảm tự nhiên
– Qua cảnh vợ chồng thân mật, âu yếm của họ khiến lòng ông không khỏi nghẹn ngào xót xa, ông khao khát có một gia đình hạnh phúc, về vai trò và quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội
– Bộc lộ được vẻ đẹp nhân văn cao đẹp
– Niềm hạnh phúc không phân biệt giới tính, màu da, tôn giáo
2. Phân tích nghệ thuật
– Sử dụng thể hành được viết bằng lối ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu
– Thể thơ thường sử dụng lối biểu đạt không bị gò bó, ràng buộc
– Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc
– Ngôn ngữ được tác giả chọn lọc rất linh hoạt, mang cá tính mạnh mẽ
– Lựa chọn nhân vật điển hình, miêu tả những chi tiết về người thiếu phụ cả tính cách và ngoại hình
=> Thể hiện những điểm khác biệt giữa hai nền văn hóa, phong cách sáng tác riêng mang màu sắc mới lạ vượt qua những phong tục tầm thường của xã hội
Kết bài:
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật
Phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Dương phụ hành
Cao Bá Quát là một nhà thơ lớn, một tên tuổi sáng chói của văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX. Ông là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, được người đương thời tôn là Thánh Quát. Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến bảo thủ với những tư tưởng sai lệch, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỷ XIX. Đặc biệt khác với nhiều cây bút cùng thời, Cao Bá Quát bộc lộ một trí tuệ sáng suốt, nhạy cảm tiếp nhận những hương vị, màu sắc mới lạ với quan niệm truyền thống nhưng không bị bó buộc bởi khuôn khổ của của lễ giáo phong kiến. Bài thơ “Dương phụ hành” là tác phẩm mang những giai điệu lãng mạn và tâm trạng sâu sắc với cuộc đời và tình cảm của nhà thơ. Cao Bá Quát đã đưa vào bài hành nội dung phong phú cùng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc mang đến cho người đọc cái nhìn mới lạ.
Tác phẩm thuộc thể loại hành, một thể thơ cổ truyền. “Dương phụ hành” được sáng tác trong chuyến du lịch nước ngoài năm 1844, là những lời thơ vẽ lên nét chân dung người thiếu phụ Tây Dương từ đó gửi gắm đến người đọc những suy nghĩ về tình cảm gia đình, niềm vui và nỗi đau trong tình yêu. Bài thơ “Dương phụ hành” kể về chuyến công tác của Cao Bá Quát khi ông được cử theo phái bộ của Đào Phú Trí. Đến vùng trời Tây xa xôi, ông được chứng kiến những vẻ đẹp mới lạ của người phụ nữ Tây Dương trong bộ váy trắng, điều này khiến ông ngạc nhiên và thấy đẹp đến lạ lùng. Cuộc đời nhiều thăng trầm và bôn ba đã rèn cho ông năng lực quan sát nhạy bén và sắc sảo. Nhà thơ không dùng những lời văn hoa mỹ mà chỉ qua vài chi tiết tả thực đã khắc họa lên hình ảnh đầy ấn tượng. Mở đầu tác phẩm là màu áo trắng phau của người thiếu phụ Tây Dương. Qua con mắt cảm nhận sâu sắc của Cao Bá Quát, người thiếu phụ Tây Dương hiện lên với vẻ đẹp dịu dàng và tình cảm tự nhiên. Nếu như đối với người phương Đông, màu trắng vẫn coi là màu không đẹp thì qua con mắt cảm nhận mới mẻ của nhà thơ, màu trắng phau lại là biểu tượng cái đẹp của người phương Tây. “Cuộc ngoại du, mới biết cá lớn nghìn dặm. Kiến thức hẹp hòi, khác nào nhìn con báo qua một chiếc ống chỉ thấy nó có một vằn”. Cao Bá Quát đã vượt lên khỏi lối sáng tác của các nhà văn cùng thời, bằng trí tuệ và lòng nhân ái sâu sắc ông đã cảm nhận những vẻ đẹp mới mẻ nơi xứ xa phương Tây. Qua cảnh vợ chồng thân mật, âu yếm của họ khiến lòng ông không khỏi nghẹn ngào xót xa, ông khao khát có một gia đình hạnh phúc, một tình cảm mà trước giờ ông chưa từng được cảm nhận. Trong thời kỳ phong kiến, khi mà xã hội Việt Nam có những ràng buộc trong quan điểm bảo thủ thì Cao Bá Quát lại miêu tả vẻ đẹp xa lạ mang đến một hiện tượng mới lạ với phong cách hiện đại.
Qua những lời thơ miêu tả người thiếu phụ Tây Dương, Cao Bá Quát thể hiện những cảm xúc và tư tưởng lòng người, đó là khao khát về hạnh phúc gia đình, về vai trò và quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội. Bài thơ được bộc lộ được vẻ đẹp nhân văn cao đẹp trong tâm hồn trí thức nhưng đầy phóng khoáng của tác giả. Bài thơ tuy ngắn nhưng đã thể hiện được khao khát hạnh phúc, về tình yêu thương gia đình. Niềm hạnh phúc đấy không phân biệt giới tính, màu da, tôn giáo. Là lời khích lệ, động viên mọi người hãy dành cho nhau những tình cảm chân quý nhất. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của những người thiếu phụ Tây dương, qua đó cho ta thấy được vẻ đẹp của phái nữ tên luôn được bảo vệ và yêu chiều.
Tác phẩm sử dụng thể hành được viết bằng lối ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu, đây là thể thơ thể hiện những sự kiện mới lạ, bất ngờ hay những đồng cảm tạo nên ấn tượng mạnh mẽ khiến cho chủ thể trữ tình có thể bộc lộ hết tâm tư, thái độ của mình. Thể thơ thường sử dụng lối biểu đạt không bị gò bó, ràng buộc từ đó mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc nhất, khiến cho nhà thơ có thể thoải mái bộc lộ những cảm nhận mới mẻ của mình. Cao Bá Quát còn đưa những lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Ngôn ngữ được tác giả chọn lọc rất linh hoạt, mang cá tính mạnh mẽ thể hiện được các sắc thái tình cảm của Cao Bá Quát. Cùng với việc lựa chọn nhân vật điển hình, miêu tả những chi tiết về người thiếu phụ cả tính cách và ngoại hình, từ đó làm nổi bật lên hình ảnh người phụ nữ với những vẻ đẹp yêu kiều. Thể hiện những điểm khác biệt giữa hai nền văn hóa. Nếu như nền văn hóa phương Đông là hình ảnh người phụ nữ kín đáo thì đối với phương Tây họ có thể thể hiện tình cảm của mình ở khắp mọi nơi.
Chỉ bằng vài nét nghệ thuật cùng nội dung phong phú nhưng ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, Cao Bá Quát đã thể hiện được phong cách sáng tác riêng của mình, mang màu sắc mới lạ vượt qua những phong tục tầm thường của xã hội.