Hãy cùng Hocmai360 hướng dẫn trả lời câu hỏi Đọc hiểu Xuân về của Nguyễn Bính (Trắc nghiệm) để thấy được bức tranh mùa xuân tươi sáng, trong lành, đầy sức sống.

Nội dung văn bản: Xuân về của Nguyễn Bính

XUÂN VỀ

Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong.

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh giời quang, nắng mới hoe.
Lá nõn, nhành non ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi…

Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Tay lần tràng hạt miệng nam vô.

1937

Nguyễn Bính

Đọc hiểu Xuân về của Nguyễn Bính (Trắc nghiệm)

Câu 1. (0,5 điểm) Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

A. Bốn chữ

B. Năm chữ

C. Sáu chữ

D. Bảy chữ

Đáp án:  D. Bảy chữ

Giải thích:

– Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ.

– Mỗi bài gồm nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng.

==>  Bài thơ trên thuộc thể thơ Bảy chữ

Câu 2. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Đáp án: C. Biểu cảm

Giải thích: 

Dựa vào dấu hiệu nhận biết phương thức biểu cảm: có các câu văn, câu thơ miêu tả  cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình.==> Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là Biểu cảm.

Câu 3. (0,5 điểm) Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.

C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Đáp án: C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Giải thích: 

Dựa vào phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể

Câu 4. (0,5 điểm) Xác định nội dung chính của văn bản?

A. Bức tranh mùa xuân tươi sáng, trong lành, đầy sức sống.

B. Bức tranh mùa xuân thanh bình, yên ả.

C. Bức tranh mùa xuân buồn bã, tĩnh vắng.

D. Bức tranh mùa xuân đơn sơ, mộc mạc.

Đáp án: A. Bức tranh mùa xuân tươi sáng, trong lành, đầy sức sống.

Câu 5. (0,5 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Lúa thì con gái mượt như nhung”.

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Đáp án: A. So sánh

Giải thích: 

Dựa vào định nghĩa so sánh

So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Tác giả đã đối chiếu hình ảnh lúa như người con gái đang tuổi đôi mươi xinh đẹp ==> Biện pháp tu từ được sử dụng trong trên là so sánh

Câu 6.  (0,5 điểm) Cảm xúc của tác giả trong câu thơ: “Lá nõn, nhành non ai tráng bạc?” là:

A. Bồi hồi, xúc động.

B. Buồn thương, nuối tiếc.

C. Lưu luyến, vấn vương.

D. Ngỡ ngàng, vui sướng.

Đáp án: D. Ngỡ ngàng, vui sướng.

Câu 7. (0,5 điểm) Chọn câu đúng nhất về tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ:

“Lúa thì con gái mượt như nhung”.

A. Gợi hình, gợi cảm. Nhấn mạnh vẻ đẹp của cây lúa

B. Gợi hình ảnh sinh động về cây lúa.

C. Gợi cảm xúc về tình yêu đối với cây lúa.

D. Nhấn mạnh vẻ đẹp của cây lúa.

Đáp án: A. Gợi hình, gợi cảm. Nhấn mạnh vẻ đẹp của cây lúa.

Câu 8. (0,5 điểm) Ý nghĩa của hình ảnh đôi mắt người thiếu nữ trong câu “Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong”.

A. Vẻ đẹp đôi mắt của cô gái.

B. Sự quyến rũ, thơ mộng của cô gái.

C. Vẻ đẹp trong xanh của bầu trời.

D. Vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng của cô gái.

Đáp án: D. Vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng của cô gái.

Đọc hiểu Xuân về của Nguyễn Bính (Tự luận)

Câu 9 (1,0 điểm). Trình bày nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam qua hai câu thơ:

“Trên đường cát mịn, một đôi cô,

Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.” 

Trả lời: 

Nét đẹp văn hóa làng quê được thể hiện qua hai câu thơ “Trên đường cát mịn, một đôi cô/ Yếm đỏ, khăn thâm trẩy hội chùa” là đường làng quê được trải đầy cát mịn, giúp đoạn đường thêm đẹp và bằng phẳng hơn. Con người nơi đây hiện lên với hai cô gái đeo yếm đỏ, khăn thâm trang phục văn hóa thời xưa của Việt Nam đi ngày hội chùa, một trong những phong tục tập quán của Việt Nam. Hai câu thơ đã cho người đọc thấy trang phục, thiên nhiên và phong tục tập quán của làng quê đất nước ta thời xưa. Nét đẹp ấy ở những làng quê Việt Nam vẫn được lưu giữ và phát huy đến tận ngày nay ở những làng quê Việt Nam.

Câu 10 (1,0 điểm).  Anh/ Chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?

Trả lời: 

Qua bài thơ “Xuân về” của Nguyễn Bính, em thấy thêm trân trọng những nét đẹp về văn hóa của Việt Nam. Mong rằng mỗi chúng ta sẽ giữ gìn, nâng niu, phát triển bức tranh mùa xuân tươi đẹp và nét đẹp văn hóa truyền thống. Bài thơ còn mang đến cho chúng ta một cái nhìn tươi mới và đầy màu sắc của cuộc sống,nhắc nhởchúng ta hãy trân trọng vẻ đẹp cuộc sống và vẻ đẹp thiên nhiên đầy màu sắc.

By mai123

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *