Đề bài: “Lạm dụng mạng xã hội đang là một thói quen phổ biến trong giới trẻ hiện nay”. Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) thuyết phục họ từ bỏ thói quen này.

Dàn ý nghị luận thuyết phục giới trẻ từ bỏ thói quen lạm dụng mạng xã hội

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề.

Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận

– Giải thích vấn đề nghị luận

– Thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề cần nghị luận

Có thể theo một số gợi ý sau:

– Mạng xã hội là hệ thống cung cấp cho con người ở khắp mọi nơi các dịch vụ chia sẻ thông tin, trò chuyện trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh…

– Biểu hiện của tình trạng lạm dụng mạng xã hội:

+ Người trẻ dùng mạng xã hội một cách thường xuyên, liên tục cả ngày và đêm

+ Ít quan tâm đến những vấn đề xung quanh trong cuộc sống thực

– Lí do cần phải từ bỏ thói quen lạm dụng mạng xã hội:

+ Tác hại đối với sức khỏe:

. Não bộ không được nghỉ ngơi

. Thiếu ngủ, mất ngủ, sức khỏe suy kiệt, tâm trí mất tỉnh táo

+ Tác hại đối với học tập và công việc:

. Mất tập trung gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập

. Lơ là mục tiêu, hạn chế khả năng sáng tạo, công việc kém hiệu quả

+ Tác hại đối với nhận thức và giao tiếp xã hội:

. Dễ có những suy nghĩ tiêu cực

. Dễ gây mâu thuẫn trên không gian mạng lẫn ngoài đời sống

. Mất đi sự kết nối với mọi người xung quanh

– Lợi ích của việc từ bỏ thói quen lạm dụng mạng xã hội:

+ Đảm bảo sức khỏe

+ Học tập, công tác đạt hiệu quả cao

+ Tập trung vào cuộc sống thực, nâng cao chất lượng cuộc sống

– Giải pháp khắc phục thói quen lạm dụng mạng xã hội:

+ Giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội

+ Đối với những công việc không cần mạng xã hội cần tránh để điện thoại bên mình

+ Gắn kết bản thân với cuộc sống thực

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

Nghị luận thuyết phục giới trẻ từ bỏ thói quen lạm dụng mạng xã hội – Mẫu 1

Mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Bên cạnh những tiện ích to lớn mà mạng xã hội đem lại thì nơi đây cũng tiềm ẩn nhiều tác hại nếu chúng ta lạm dụng nó.

Vì quá lạm dụng mạng xã hội mà một số người hiện nay rơi vào trạng thái “sống ảo”. Sống ảo khiến họ đánh mất đi quyền giao lưu, quyển được tham gia trực tiếp vào các hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Nhưng họ lại chọn ngồi một chỗ và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người ở khắp nơi. Nếu hàng ngày bạn dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những người xa lạ thì những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất và bỏ qua sự tồn tại của họ. Những trò chơi trên Internet cũng khiến giới trẻ dễ nghiện, từ đó dẫn tới xao nhãng, thậm chí quên ăn, quên ngủ chỉ để chơi trò chơi.

Với học sinh, mạng xã hội giúp các em kết nối với nhau mà không cần đến lớp, có thể trao đổi và chia sẻ bài học. Có rất nhiều tài liệu học bổ ích hỗ trợ các em trong quá trình học tập và phát triển kỹ năng sống. Cũng có thể kết bạn từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng mạng xã hội giống như con dao hai lưỡi, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ xấu. Các em học sinh thường còn non nớt về kỹ năng sống nên dễ trở thành mục tiêu của những kẻ xấu. Nghiện mạng xã hội còn ảnh hưởng đến sức khỏe: cận thị, đau mỏi vai gáy,…cũng ảnh hưởng đến cả học tập, có những em mải kết bạn, trò chuyện mà quên đi nhiệm vụ chính là học tập.

Vì vậy, hãy sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, phụ huỳnh nên chú ý theo sát các con, tiếp cận với những luồng thông tin chính thống, tích cực, không hùa theo những thông tin xấu.

Nghị luận thuyết phục giới trẻ từ bỏ thói quen lạm dụng mạng xã hội – Mẫu 2

Hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay là một vấn đề đang ngày càng trở nên phổ biến và đáng lo ngại. Theo suy nghĩ của em, nghiện mạng xã hội không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của các bạn trẻ mà còn gây ra những hệ lụy xã hội đáng tiếc.

Trước tiên, việc dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội khiến các bạn trẻ thiếu thời gian cho các hoạt động thực tế và giao tiếp trực tiếp với bạn bè và gia đình. Thay vì đi chơi, tham gia các hoạt động ngoài trời, các bạn trẻ thường dành thời gian ngồi trước màn hình điện thoại hay máy tính để lướt Facebook, Instagram hay TikTok. Điều này không chỉ làm mất cân bằng giữa cuộc sống online và offline mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội và kỹ năng giao tiếp của các bạn trẻ.

Thứ hai, nghiện mạng xã hội cũng gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý của giới trẻ. Việc dựa vào mạng xã hội để tìm kiếm sự chú ý và thừa nhận từ người khác có thể tạo ra áp lực và căng thẳng tâm lý. Các bạn trẻ thường so sánh bản thân với những người khác trên mạng xã hội, gây ra cảm giác tự ti và không hài lòng với bản thân. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm và tự tử.

Ngoài ra, nghiện mạng xã hội còn gây ra những hệ lụy xã hội đáng tiếc như việc lan truyền tin đồn, thông tin sai lệch và vi phạm quyền riêng tư. Các bạn trẻ thường dễ bị lôi kéo vào các trò chơi online, nhóm chat độc hại và các hoạt động trái pháp luật trên mạng xã hội. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của các bạn trẻ mà còn gây ra những vấn đề an ninh và xã hội nghiêm trọng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các hoạt động trên mạng xã hội đều có hại. Mạng xã hội cũng mang lại nhiều lợi ích như giúp kết nối bạn bè xa cách, chia sẻ kiến thức và thông tin hữu ích. Vì vậy, để giải quyết vấn đề nghiện mạng xã hội, chúng ta cần có sự cân nhắc và sử dụng mạng xã hội một cách có trách nhiệm và tỉnh táo.

Trên đây là suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay. Em hy vọng rằng chúng ta có thể tìm ra những giải pháp hợp lý để giúp các bạn trẻ sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh và có ích cho cuộc sống của mình.

Nghị luận thuyết phục giới trẻ từ bỏ thói quen lạm dụng mạng xã hội – Mẫu 3

Nói đến căn bệnh thế kỉ, căn bệnh đáng sợ nhất của loài người chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến những căn bệnh trở thành huyền thoại như: HIV/ AIDS, Giang mai, lậu,… Nhưng bên cạnh những căn bệnh mà mọi người đã biết thì trong thời đại công nghệ phát triển đang rộ lên một căn bệnh mới cũng nguy hiểm không kém những căn bệnh thế kỉ trên. Đó là bệnh nghiện Facebook nó không giết chết con người ta ngay mà nó sẽ phá hủy cuộc sống của người nghiện một cách dần dần.

Trước hết chúng ta cần hiểu Facebook là gì? Facebook là một hệ thống mạng xã hội, nơi con người có thể kết nối, trò chuyện, giao lưu, chia sẻ những điều mình muốn. Mọi thứ trên cuộc đời đều có hai mặt trái và phải Facebook cũng không ngoại lệ. Nghiện Facebook đang là một vấn đề khá nghiêm trọng ở một phần đông đối tượng chủ yếu là ở giới trẻ. Họ dành quá nhiều thời gian một ngày để lướt web gần như là không rời được cái điện thoại sống trong đó như một thế giới riêng . Điều đáng lo ngại là thế giới không có thật nó là một thế giới hư ảo con người ta tìm đến nó với mục đích giải trí, trao đổi thông tin nhưng nếu quá lạm dụng thì vô hình chúng chúng ta đã tự đưa mình vào hố sâu xa rời cuộc sống thực tại. Chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những nền khoa học công nghệ chính vì thế việc con người ta tiếp xúc với công nghệ thông tin cũng là một điều dễ hiểu. Nhưng thực trạng hiện tại có một bộ phận đi tắm, đi ăn cũng cầm điện thoại mỗi khi rảnh là lại cầm điện thoại . Có gia đình ngồi ăn bữa cơm các thành viên thay vì hỏi thăm nói chuyện với nhau thì mỗi người cầm một chiếc điện thoại không ai nói với ai một câu. Vậy vô tình mạng xã hội không những giúp kết nối người với người mà khiến con người sống khép kín hơn. Cả cuộc sống dường như thu nhỏ lại trong màn hình điện thoại.

Facebook có rất nhiều lợi ích ví dụ như giúp chúng ta giải trí trò chuyện giải tỏa tâm lý, lan tỏa những điều tử tế để nhiều người biết hơn, chia sẻ những điều mình biết những kinh nghiệm mình có với mọi người,…thậm chí là phục vụ ngay việc kinh doanh bán hàng online… Nhưng Facebook chỉ thực sự hữ ích khi con người ta biết sử dụng một cách hợp lý dùng đúng mục đích. Facebook có ma lực đến nỗi khiến con người ta mất ăn mất ngủ có chuyện gì cũng đăng lên Facebook. Đôi khi chia sẻ qua nhiều thông tin cá nhân lên mạng sẽ vô tình mở đường cho bọn xấu có cơ hội hại mình. Có nhiều đối tượng lợi dụng lợi ích của Facebook là sự lan tỏa để đăng bài sai sự thật nhằm những mục đích vô nhân tính khiến cho mọi người có cái nhìn sai về sự thật chỉ cần chia sẻ hay bình luận đồng tình là bạn vô tình đã chung hội với kẻ xấu mà chưa hề biết rõ thông tin mình đọc có đúng hay không. Hay dùng Facebook quảng cáo kêu gọi mọi người mua hàng nhưng thực chất là lừa đảo. Có người còn lợi dụng Facebook để bôi nhọ xúc phạm đến danh dự người khác lôi kéo những người xem tin cùng chửi làm cho sự việc càng thêm nặng nề. Đôi khi chỉ vì một cái thả haha mà bạn bị coi là cười chế giễu người khác và người bị bạn thả haha vào ảnh sẵn sàng gây xung đột với bạn. Giả dụ trong danh sách bạn bè bạn có tới 2000 người nhưng thử hỏi trong số những người đó thì bao nhiêu người bạn đã từng gặp ngoài đời thực và nói chuyện. Mà việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều giờ trong một ngày cũng gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mắt và tiêu tốn rất nhiều thời gian một cách vô ích trong thế giới hư ảo.

Nguyên nhân đến từ hai phía khách quan và chủ quan. Thứ nhất là nguyên nhân chủ quan đến từ chính bản thân người dùng không tự ý thức được cái lợi và cái hại của việc sử dụng Facebook. Hay đôi khi biết nhưng không kìm chế được bản thân bị sức hút của mạng xã hội cuốn đi. Thứ hai là do yếu tố khách quan đến từ xã hội ngày càng phát triển công nghệ thông tin hiện đại nhu cầu giao tiếp của con người tăng cao. Biện pháp cấp thiết là nhà nước phải ra lệnh ngăn chặn những thông tin sai lệch trên trang mạng tránh người dân tin và hành động không đúng, tự bản thân người dùng phải biết tự điều chỉnh.

Hãy trở về thế giới thực trước khi quá muộn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *