“Văn chương không phải là liều thuốc an thần ru con người ta vào giấc ngủ uể oải mả là sắt nung bỏng rát thức tỉnh con người”. (Virginia Woolf)
Câu nói của Virginia Woolf và truyện ngắn Trái tim hồ của Nguyễn Huy Thiệp gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa văn chương và sự thức tỉnh

Hướng dẫn

Bài văn có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần thể hiện rõ các vấn đề.

– Giải thích vấn đề: Văn chương là gì? Sự thức tỉnh là gì? Vì sao văn chương và sự thức tỉnh có mối quan hệ?

– Đưa ra được quan điểm của bản thân về mối quan hệ giữa văn chương và sự thức tỉnh.

– Phân tích, chứng minh qua tác phẩm Trái tim hồ – Nghệ thuật thể hiện sự thức tỉnh trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp.

Dưới đây là một định hướng:

Giải thích vấn đề:

+ Văn chương là gì? Văn chương là một loại hình nghệ thuật của con người, là phương thức để con người thể hiện những tâm tư tình cảm, nỗi lòng của họ qua từng câu văn, câu thơ. Văn chương chính là nhu cầu thiết yếu của con người, đại diện cho tiếng lòng từ sâu thẳm trái tim mỗi người và phán ánh hiện thực cuộc sống qua ngòi bút của mỗi người nghệ sĩ.

+ Thức tỉnh là trạng thái nhận thức hoàn toàn của tâm trí, là khi con người có thể nhìn thấy và hiểu rõ bản chất thực sự của mọi vấn đề. Từ đó con người có thể nhìn cuộc sống và thế giới từ một góc nhìn rộng mở, khách quan và sâu sắc hơn.

+ Vì sao văn chương và sự thức tỉnh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau?

++ Xuất phát từ chức năng nhận thức, chức năng giáo dục của văn chương: “Văn chương không phải là liều thuốc an thần ru con người ta vào giấc ngủ uể oải mà là sắt nung bông rất thức tỉnh con người”, “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trải lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tổ cáo và thay đổi một cái thể giới giả đổi và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.

++ Xuất phát từ sự vận động, phát triển và yêu cầu đổi mới của con người, đời sống xã hội, của chính văn chương.
Quan điểm của bản thân về mối quan hệ giữa văn chương và sự thức tỉnh: Văn chương phản ảnh chân thực những hạn chế, tồn tại của con người, đời sống từ đó đem tới cho con người những nhận thức mới để giúp con người hiều sâu sắc những vấn đề cuộc sống, có cái nhìn mới, hướng đi mới đúng đần và sâu sắc hơn.

Phân tích, chứng minh qua truyện ngắn Trái tim hồ của Nguyễn Huy Thiệp

+ Truyện ngắn Trái tim hồ đã thức tỉnh trong người đọc về một thực trạng đuổi theo những ảo vọng của một bộ phận con người trong xã hội
++ Thức tỉnh về sự tồn tại của những ảo vọng trong mỗi con người nếu con người không có lí trí, lập trường: Hình ảnh trái tim hổ: tượng tưng cho những ảo vọng. Những cuộc đi săn hồ của người Thái, người Kinh, người Mông tượng trưng cho quá trình đuổi theo ảo vọng của con người.
++ Thức tỉnh về những hậu quả mà ảo vọng gây ra cho con người: Ảo vọng đôi khi phải trả giả bằng mạng sống: cái chết của Khỏ, của 10 người thợ săn; ảo vọng làm tha hóa con người: cái chết của Hổ là do Hổ hay do con người?
++ Đặt ra vấn đề: Con người cần có những hiểu biết, những nhận thức sâu sắc về cuộc sống; cần có lí trí, sống thực tế để không bị ảo vọng chỉ phối.
+ Truyện ngắn Trái tim hố đã thức tỉnh trong người đọc về sức mạnh của tỉnh yêu chân chỉnh:
++ Thức tỉnh về khát vọng tình yêu là khát vọng chân chỉnh, cao đẹp của mỗi con người trong cuộc sống. Chàng Khô là người có số phận bất hạnh nhưng vẫn luôn khao khát được yêu.
++ Thức tỉnh trong chúng ta về sức mạnh của tỉnh yêu chân chính.
++ Đặt ra vấn đề: con người cần sống với nhau bằng tình yêu, lòng bao dung, sức mạnh của tỉnh yêu chân chính có thể giúp con người vượt qua ranh giới của nỗi sợ hãi
Sự thức tỉnh trong tác phẩm được Nguyễn Huy Thiệp thể hiện những hình thức qua cách kẻ rất lì kì cuốn hút, cốt truyện đậm màu sắc dân gian, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng kể nhẹ nhàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *