Đọc hiểu Thơ bốn phương cùng bình.
Nông dân vốn luôn là người có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp như: cần cù, chăm chỉ lao động quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Hãy cùng Học mãi 360 trả lời Đọc hiểu Đọc hiểu Thơ bốn phương cùng Bình nhé!
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
NÔNG DÂN
Có người nói: “Nông dân không tư tưởng,
Nông dân làm cản trở bánh xe lăn”…
Tôi đã thấy nông dân suốt một đời làm lụng
Nuôi cái ăn chung trên mảnh đất khô cằn
Tôi đã thấy trên chiến trường ngã xuống
Những nông dân áo lính máu tươi ròng
Chết: tưới đất, sống: ngày cày xới đất
Không bổng lộc nào đến lũy tre xanh
Nghèo chữ quá nên trọng người hay chữ
Bóp bụng nuôi con thành ông trạng, ông nghè
Sáu mươi tuổi, mẹ lội bùn cấy hái
Ông trạng áo dài, ông trạng sống ly quê.
Nông dân sống lặng thầm như đất
Có thể hoang vu, có thể mùa màng
Xin chớ mất, chớ niềm tin sai lạc
Chín phần mười đất nước nông dân…
(Thơ bốn phương cùng bình, Nxb Văn học, 2000)
Đọc hiểu Thơ bốn phương cùng Bình
Câu 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)
Câu 2: Trong văn bản, tác giả đã thấy những phẩm chất tốt đẹp nào của người nông dân? (0,5 điểm)
Câu 3: Anh/Chị hiểu câu thơ: “Sáu mươi tuổi, mẹ lội bùn cấy hái/Ông trạng áo dài, ông trạng sống ly quê” như thế nào? (1,0 điểm)
Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: “Nông dân sống lặng thầm như đất” không? Vì sao? (1,0 điểm)
Trả lời Đọc hiểu
Câu 1:
Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật.
Câu 2:
Trong văn bản, tác giả đã thấy những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân: cần cù, chăm chỉ , dũng cảm, kiên cường, cống hiến hi sinh thầm lặng và rất hiếu học, giàu đức hi sinh.
Câu 3:
Câu thơ: “Sáu mươi tuổi, mẹ lội bùn cấy hái/Ông trạng áo dài, ông trạng sống ly quê” nói về nỗi vất vả, gian lao của người mẹ để nuôi con ăn học thành tài. Nhưng đến khi con trở thành ông trạng, sự nghiệp công danh sự nghiệp công danh đã thành thì con lại không trở về quê hương, nơi có mẹ già “lội bùn cấy hái”, mà sống ly quê, dứt bỏ chốn quê nghèo. Câu thơ trên đã tạo cho người đọc niềm thương cảm, xót xa.
Câu 4:
Em không đồng tình với quan điểm: “Nông dân sống lặng thầm như đất” bởi người nông dân Việt Nam vốn có một trí tuệ thông minh; đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó nên sẽ không thể “sống thầm lặng như đất”. Bởi đã có không ít những con người sinh ra từ đồng ruộng đã thành công và có địa vị cao trong xã hội. Hay trong lịch sử, đã có rất nhiều người anh hùng lập nên những chiến công hiển hách, đem lại cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay. Những điều tuyệt vời ấy càng khiến bản thân mỗi chúng ta có thêm nhiều động lực cố gắng phát huy mỗi ngày.