Hãy viết bài văn thuyết minh về bài thơ Mộ Đỗ Thiếu Lăng ở Lỗi Dương (Nguyễn Du).

Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du và bài thơ Mộ Đỗ Thiếu Lăng ở Lỗi Dương

Tác giả Nguyễn Du

Tiểu sử:

– Nguyễn Du (13/1/1766 – 16/9/1820) tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên.

– Quê gốc tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và lớn lên ở Thăng Long.

– Cha là Nguyễn Nghiễm, từng giữ chức tể tướng triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần, người xứ Kinh Bắc.

– Mất cha khi mười tuổi, mất mẹ khi mười ba tuổi, ông phải sống vất vả từ nhỏ.

Cuộc đời:

– Nguyễn Du sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, dù xuất thân là con quan đại thần.

– Ông có mái tóc bạc sớm, thường xuyên sống trong sự lo lắng, buồn thương và bế tắc.

– Sau sự kiện Tây Sơn ra Bắc (1786), Nguyễn Du ôm mối ngu trung với nhà Lê, không cộng tác, tìm đường lánh ẩn chịu sống nghèo khổ.

– Dù làm quan dưới triều Gia Long, ông vẫn mang nỗi niềm giằng xé và cảm giác buốt lạnh trong lòng.

Sự nghiệp:

– Nguyễn Du nổi tiếng với hai kiệt tác chữ Nôm: Truyện Kiều và Văn chiêu hồn.

– Thơ chữ Hán của ông như một cuốn nhật ký, giãi bày tâm trạng và suy tư về nhân tâm thế sự.

– Các tập thơ chữ Hán tiêu biểu gồm: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, và Bắc hành tạp lục.

– Thơ của ông thường chứa đựng cảm xúc u trầm, buồn thương, và phê phán những bất công xã hội.

– Nguyễn Du thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận con người, điều này thể hiện trong cả Truyện Kiều và các bài thơ chữ Hán của ông.

– Ông là một người mang nặng nỗi niềm về thân phận tha hương, lưu lạc, và luôn nhớ quê hương.

Bài thơ Mộ Đỗ Thiếu Lăng ở Lỗi Dương

Bài đọc

LỖI DƯƠNG ĐỖ THIẾU LĂNG MỘ

Nguyễn Du

Phiên âm

Thiên cổ văn chương thiên cổ si (sư),

Bình sinh bội phục vị thường li.

Lỗi Dương tùng bách bất tri xứ

Thu phố ngư long hữu sở ti (tư).

Dị đại tương liên không sai lệ,

Nhất cùng chí thử khởi công thi?

Trạo đầu cựu chứng y thuyền vị

Địa hạ vô linh quỷ bối xi.

Dịch nghĩa

MỘ ĐỖ THIẾU LĂNG Ở LỖI DƯƠNG

Văn chương ông lưu truyền muôn đời, ông cũng là bậc thấy muôn đời,

Bình sinh khâm phục ông, không lúc nào ngớt.

Cây tùng cây bách ở Lỗi Dương không thấy đâu nữa,

Trong lúc cá rồng nằm bến thu, chạnh lòng tưởng nhớ.

Ở hai thời đại khác nhau, thương nhau luống rơi nước mắt,

Ông cùng khổ như thế hả phải vì thơ hay?

Cái bệnh lắc đầu cũ, bây giờ đã khỏi chưa?

Dưới suối vàng dừng để bọn quỷ cười.

Dịch thơ

Nghìn thuở văn chương đúng bậc thầy,

Trọn đời khâm phục dám đơn sai.

Bách tùng đất Lỗi tìm đâu thấy,

Rồng cá sông thu nhớ chửa khuây.

Rơi lệ luống thương người thuở trước,

Hay thơ há bởi cực nhường này?

Lắc đầu bệnh cũ khỏi hay chửa?

Đừng để bầy ma nhạo báng rầy.

(Thơ chữ Hán Nguyễn Du, NXB Văn học, Hà Nội, 1978, trang 322 – 324)

Chủ đề của bài thơ Mộ Đỗ Thiếu Lăng ở Lôi Dương: Sự trận trọng tài năng văn chương bậc thầy và nỗi niềm đồng cảm, day dứt, xót thương sâu sắc trước cuộc đời, số phận tha hương, khổ đau, khốn cùng của nhà thơ Đỗ Phủ.

Thuyết minh về bài thơ Mộ Đỗ Thiếu Lăng ở Lỗi Dương (Nguyễn Du)

Bài thơ Mộ Đỗ Thiếu Lăng ở Lỗi Dương, một tiếng khóc thể hiện mối đồng cảm sâu sắc mà tác giả Nguyễn Du dành cho nhà thơ Đỗ Phủ, đã để lại ấn tượng sâu sắc cho mỗi chúng ta. Đó là sự trận trọng tài năng văn chương bậc thầy và nỗi niềm đồng cảm, day dứt, xót thương sâu sắc trước cuộc đời, số phận tha hương, khổ đau, khốn cùng của nhà thơ Đỗ Phủ. Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ trong các câu thơ: “Rơi lệ luống thương người thuở trước./ Hay thơ hà bởi cực nhường này?” (Dị đại tương liên không sái lệ/ Nhất cùng chí thử khởi công thi?) nhằm thể hiện nỗi đau đớn, xót xa cho cuộc đời khốn cùng của thi nhân Đỗ Phủ; nỗi ai oán, day dứt, bất lực trước “cái án” “tài mệnh tương đố” – thơ tuyệt bút – người cùng khổ — mà Đỗ Phủ và bao kiếp tài hoa khác phải nếm trải….Qua bài thơ ta thấy được tình cảm, sự trân trọng của tác giả dành cho người tài đó là Đỗ Phủ.

Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Du trong bài thơ Lỗi dương thiếu lăng mộ

Sự trận trọng tài năng văn chương bậc thầy và nỗi niềm đồng cảm, day dứt, xót thương sâu sắc trước cuộc đời, số phận tha hương, khổ đau, khốn cùng của nhà thơ Đỗ Phủ. Bài thơ Mộ Đỗ Thiếu Lăng ở Lỗi Dương là một tiếng khóc thể hiện mối đồng cảm sâu sắc mà tác giả Nguyễn Du dành cho nhà thơ Đỗ Phủ. Bài thơ Mộ Đỗ Thiếu Lăng ở Lỗi Dương, một tiếng khóc thể hiện mối đồng cảm sâu sắc mà tác giả Nguyễn Du dành cho nhà thơ Đỗ Phủ, đã để lại ấn tượng sâu sắc cho mỗi chúng ta.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *