Nguyễn Tuân là nhà văn cả đời đi tìm cái đẹp, cả đời ông gắn liền với chủ nghĩa xê dịch. Cùng Hocmai360 phân tích Hương cuội- tìm về những nét văn hóa truyền thống xưa nhé!
Dàn ý Phân tích Hương cuội ngắn gọn
Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Nêu vấn đề cần nghị luận
Thân bài:
– Khái quát phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân
– Ý nghĩa nhan đề
*Phân tích không khí ngày tết:
– mọi người bận rộn với công việc: rửa lá dong, dọn nhà cửa,…
==> không khí vui tươi, ấm áp, sum vầy
*Phân tích nhân vật trung tâm: cụ Kép
– Cụ Kép là người làng Mọc, với công việc là một nhà Nho
– Thích chăm các loài hoa quý(hoa lan)
==> “nguyện đem cả quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự lũ hoa thơm cỏ quý”.
– hình ảnh bữa rượu thạch lan hương- bữa rượu với thú vui tao nhã với hoa thơm rượu ngon.
* Nghệ thuật:
– Ngôn ngữ tinh tế nhẹ nhàng để miêu tả lên không gian ngày tết cùng với thú vui tao nhã của cụ Kép
– Người kể truyện là một nhân vật thứ ba, khiến cho câu truyện có cái nhìn khách
– Xây dựng các chi tiết của tình huống đặc sắc để tạo nên một khung cảnh đầy cảm xúc và ý nghĩa.
Kết bài:
– Đánh giá nội dung
– Nêu thông điệp: khẳng định rằng nét đẹp văn hóa truyền thống là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của Tổ Quốc. Phải luôn giữ gìn bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp
Phân tích Hương cuội ngắn gọn
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nói rằng “Nguyễn Tuân là một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, say đắm”. Điểm độc đáo trong phong cách sáng tác của ông không chỉ nằm gọn trong chữ “ngông” mà còn được thể hiện qua cách ông sử dụng từ ngữ tài tình, độc đáo và tài hoa. Nguyễn Tuân là nhà văn cả đời đi tìm cái đẹp, cả đời ông gắn liền với chủ nghĩa xê dịch. “Hương Cuội” là tác phẩm tiêu biểu thể hiện phong cách sáng tác độc đáo của Nguyễn Tuân. Trong truyện ngắn Nguyễn Tuân miêu tả không khí gần tết của gia đình cụ Kép trước cách mạng tháng tám. Không khí nhộn nhịp vui tươi với đủ công việc và đặc biệt là chăm sóc vườn lan để chúng nở đúng dịp xuân về.
Quả đúng thật, Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, nét tài hoa và tài tử là những yếu tố quan trọng của cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân. Ngay cả trước và sau cách mạng Nguyễn Tuân luôn chú trọng đến chất lượng tài hoa tài tử khi miêu tả nhân vật và cảnh vật. Nhà văn luôn nỗ lực và khám phá cuộc sống xung quanh dưới nhiều góc độ kết hợp với tài năng và chất nghệ sĩ của mình ông gói chọn vào trong tác phẩm “Hương cuội”.
Mở đầu với nhan đề “hương cuội” là mùi hương của đá cuội- đá cuội được chọn làm nhân kẹo và được ướp hương lan lên có mùi hương của hoa lan. Truyện ngắn là câu chuyện tập trung vào nhân vật cụ Kép, một người dân làng Mọc. Cụ có sở thích uống rượu ngâm thơ và chăm hoa suốt đời. Vào chiều ba mươi tết cụ và các con cháu cùng nhau sửa sang nơi thờ, rửa lá dong, nấu bánh chưng và chăm sóc bình lan để chúng nở đúng dịp tết. Không khí hiện lên thật ấm áp, êm đềm, lời kêu gọi mỗi người con đi xa mau trở về nhà.
Tác phẩm được Nguyễn Tuân miêu tả nhân vật cụ Kép nhân vật quan trọng và điển hình, có tầm ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa của truyện. Cụ Kép là một nhà nho là một người luôn yêu và say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên. “Cơn gió nồm thổi nhẹ, như muốn nhạo cái ông già kia mặc cả một tấm áo trấn thủ bằng lông cừu trắng. Trời nồm nực, bức đến tắm nước lã được, ông cụ Kép mặc áo lông cừu xứ Bắc!”. Hai câu trên nói lên sở thích đặc biệt của cụ “Cụ Kép nguyện đem cái quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự lũ hoa thơm cỏ quý”. Áo lông cừu luôn được ông mặc mỗi khi ra vườn hoa, thể thể hiện sự trân trọng, đặt cả tình yêu vào vườn cây nhỏ của ông. “Buổi chiều ba mươi Tết năm nay, cả một cái gia đình cũ kỹ nhà cụ Kép đang tới tấp dọn dẹp để ăn tết”- cũ kỹ thể hiện phong cách sống của gia đình cụ, một lối sống truyền thống luôn giữ những nét văn hóa đặc sắc. Mọi người tất bật với công việc của mình người thì ngồi lau lá dong, người thì chuẩn bị mâm cúng,… Không khí ngày tết hiện lên thật vui vẻ ấm cúng đến nao lòng.
Nguyễn Tuân đã khéo léo lồng ghép giữa một buổi sinh hoạt gia đình chiều ba mươi tết với cái thú vui thưởng thức rượu ngắm hoa của người xưa. Cụ Kép xem việc trồng hoa như một thú vui kể từ khi về già. Cụ yêu thiên nhiên đến mức chỉ cần ai đụng vào là cụ cảm tưởng như họ đang động đến từng khúc ruột của bản thân mình “như có người châm kim vào da thịt mình”. Trong truyện xuất hiện hình ảnh bữa rượu thạch lan hương- bữa rượu với thú vui tao nhã với hoa thơm rượu ngon. Khung cảnh thật kỳ diệu khi cả gia đình đang quây quần sửa soạn gói bánh, quét nhà cùng ngắm hoa đẹp với mùi hương ngào ngạt. Tác giả sử dụng trí tưởng tượng phong phú để miêu tả công việc. Cảnh các cụ ngắm rượu, thưởng xuân và nhai kẹo là không khí trang trọng được tác giả miêu tả một cách hết sức sống động.
“Hương cuội” được tác giả sử dụng ngôn ngữ tinh tế nhẹ nhàng để miêu tả lên không gian ngày tết cùng với thú vui tao nhã của cụ Kép. Người kể truyện là một nhân vật thứ ba, khiến cho câu truyện có cái nhìn khách quan và sâu sắc về tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của các nhân vật trong truyện. Nguyễn Tuân cũng khéo léo xây dựng các chi tiết của tình huống đặc sắc để tạo nên một khung cảnh đầy cảm xúc và ý nghĩa. Nguyễn Tuân đã xây dựng tình huống vào chiều ba mươi tết của gia đình cụ Kép, từ đó ca ngợi những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta những nét đẹp thời vang bóng như thú vui ngắm hoa, uống rượu nay đã bị dần bị lãng quên trước cái xô bồ của thời buổi.
“Hương cuội” là một tác phẩm độc đáo thể hiện phong cách sáng tác tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân. Với cái nhìn phong phú sự hiểu biết sâu sắc về nhiều phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc ta. Nguyễn Tuân đã viết lên những trang văn tinh tế, giàu cảm xúc. Qua đây nhà văn muốn khẳng định rằng nét đẹp văn hóa truyền thống là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của Tổ Quốc. Những nét đẹp ấy được truyền từ thế hệ này sang thế khác vì vậy chúng ta phải luôn giữ gìn bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp. Đánh mất bản sắc văn hóa là đánh mất quá khứ, đánh mất lịch sử và đánh mất cội nguồn .