Tiếng trống thúc thuế trong tác phẩm Vợ nhặt là một trong những chi tiết đặc sắc, tuy là âm thanh kinh hoàng, gây ám ảnh, nhưng ở tác phẩm lại mở ra tia hy vọng về tương lai tươi sáng cho nhân vật. Mời các bạn hãy cùng Hocmai360 Phân tích hình ảnh tiếng trống thúc thuế trong tác phẩm Vợ nhặt nhé!

 

Ý nghĩa của hình ảnh tiếng trống thúc thuế

Vợ Nhặt là tác phẩm xuất sắc của nền văn học hiện thực Việt Nam, phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân trong nạn đói kinh hoàng năm 1945. Nhưng dưới ngòi bút đầy nhân văn của Kim Lân, câu chuyện hiện lên đầy xúc cảm và sâu sắc. Họ – những con người tuy khốn khổ nhưng luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, hướng đến ánh sáng, niềm tin vào một tương lai ấm no. Tiếng trống thúc thuế là một trong những chi tiết đặc sắc, là nguồn ánh sáng soi sáng tâm hồn Tràng. Có thể nói, âm thanh của tiếng trống thúc thuế là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người dân khắp cả nước. Nhưng Kim Lân lại đột ngột chuyển mạch truyện sang một không gian mới tươi sáng hơn qua dòng suy nghĩ của Tràng. Nhờ có tiếng trống thúc thuế, Tràng mới nhận thức được sự đấu tranh của nhân dân vì cuộc sống ấm no, yên bình. Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới là báo hiệu cho một tương lai tươi mới, mở ra ánh sáng của Cách mạng.

Phân tích hình ảnh tiếng trống thúc thuế trong tác phẩm Vợ nhặt

Phó giáo sư, tiến sư Trần Hữu Tá đã từng có nhận định rằng: “Kim Lân quan niệm viết văn như một cách đòi cho mình một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống nhỏ bé quẩn quanh của quê hương”. Có thế nói, Kim Lân xứng đáng là nhà văn của nông thôn và người nông dân với cái chất lạc quan, hồn hậu từ bao đời. “Vợ nhặt” là bức tranh sinh động về hiện thực thê thảm của nạn đói kinh hoàng năm 1945. Tuy nhiên, giữa bức tranh đầy tăm tối ấy, con người ta vẫn dành cho nhau những tình cảm chân thành nhất. Đặc biệt, dưới ngòi bút đầy nhân văn của Kim Lân, ông đã mở ra tia sáng của cách mạng thông qua chi tiết vô cùng đặc biệt – tiếng trống thúc thuế.

“Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn” – Nguyên Hồng

Kim Lân là cây bút chuyên viết về nông thôn và người nông dân. Người nông dân trong sáng tác của Kim Lân tuy nghèo khổ nhưng thật thà, chất phác, yêu đời, hóm hỉnh và tài hoa. Không như những nhà văn khác như: Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,.. khi viết về người nông dân, họ luôn khắc họa nên một bức tranh đầy tăm tối, không thể tìm thấy được ánh sáng của cách mạng, của cuộc đời mình. Nhưng Kim Lân lại khác, ông đã thành công xây dựng nhân vật người nông dân với những đặc điểm riêng biệt, tạo nên đặc trưng cho phong cách của ông. Dưới ngòi bút đầy giá trị nhân đạo của mình, dù cho bóng tối có bủa vây, tác phẩm của Kim Lân luôn hiện lên ánh sáng của tình người, niềm tin và hy vọng về một tương lai tươi mới, hạnh phúc ấm no.

 

Truyện ngắn “Vợ nhặt” được in trong tập truyện “Con chó xấu xí”, lấy bối cảnh nạn đói  khủng khiếp năm 1945. Trên cái nền tăm tối và đau thương ấy, nhà văn Kim Lân đã xây dựng cốt truyện vô cùng đặc biệt: Trong cái đói, cái nghèo, chỉ với bốn bát bánh đúc, nhân vật Tràng đã nhặt được vợ. Có thể nói, “Vợ nhặt” là đứa con tinh thần của nhà văn Kim Lân, là niềm tin của ông về sự thành công của cách mạng. Kim Lân đã từng bày tỏ về tác phẩm rằng: “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người”. Đây là một thông điệp vô cùng nhân văn, một tư tưởng, giá trị vô cùng nhân đạo.

“Vợ nhặt” là một câu chuyện đầy bóng tối nhưng từ đó đã được lóe lên những tia sáng ấm lòng, cảm động về sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Dưới ngòi bút đầy nhân văn của Kim Lân, câu chuyện hiện lên đầy xúc cảm và sâu sắc. Người nông dân – những con người tuy khốn khổ nhưng luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, hướng đến ánh sáng, niềm tin vào một tương lai ấm no. Tiếng trống thúc thuế là một trong những chi tiết đặc sắc, là nguồn ánh sáng soi sáng tâm hồn Tràng.

Có thể nói, âm thanh của tiếng trống thúc thuế là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người dân khắp cả nước. Nhưng Kim Lân lại đột ngột chuyển mạch truyện sang một không gian mới tươi sáng hơn qua dòng suy nghĩ của Tràng. Nhờ có tiếng trống thúc thuế, Tràng mới nhận thức được sự đấu tranh mãnh liệt của nhân dân vì cuộc sống ấm no, yên bình. Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới là báo hiệu cho một tương lai tươi mới, mở ra ánh sáng của Cách mạng.

“Vợ nhặt” đã phản ánh chân thực tình cảnh khốn cùng của nhân dân ta trong nạn đói kinh hoàng năm 1945. Qua đó, tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phong kiến, ngay lúc đó chính là thực dân Pháp và phát xít Nhật. Đồng thời, cũng là niềm cảm thương, xót xa của Kim Lân trước số phận nghèo khổ của nhân dân lao động, ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của họ, đó là tình yêu thương, tình mẫu tử, khát vọng sống mãnh liệt, luôn hy vọng về một tương lai tươi sáng, tin tưởng vào sự soi đường, chỉ lối của ánh sáng cách mạng.

“Nhà văn dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng” – Hoài Việt

“Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia sáng về đạo đức, danh dự” – Kim Lân.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *