Thế giới mà chúng ta đang sống có rất nhiều người tốt bụng, không tỏ vẻ cầu kì chỉ có những hành động, lời nói sưởi những bông hoa đang ngày càng khô héo như trong câu chuyện của cô bé với niềm đam mê ca hát và ông cụ ngày ngày đến lắng nghe em. Để cảm nhận được rõ hơn về chuyện hãy cùng khám phá bài viết Suy nghĩ về câu chuyện Đôi tai của tâm hồn nhé!

Dàn ý suy nghĩ về câu chuyện Đôi tai của tâm hồn

a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và giá trị nội dung câu chuyện

b. Thân bài:

–  Hoàn cảnh câu chuyện: Diễn ra khi cô bé nhà nghèo buồn tủi ngồi khóc trong công viên vì bị thầy loại khỏi dàn đồng dao.

–  Tóm tắt diễn biến câu chuyện:

+ Vì bị loại do hoàn cảnh nghèo khổ hơn so với những bạn đồng trang lứa => Khiến cô bé tủi thân uất ức.

+ Hát một mình ở công viên để giải tỏa nỗi buồn.

+ Sau đó gặp được một ông cụ già, ông  ngày nào cũng đến công viên nghe hát và dành lời khích lệ cho cô => Vô hình chung tạo nên động lực to lớn cho cô bé thực hiện ước mơ, vượt qua rào cản.

+ Khi đã lớn, trở thành ca sĩ nổi tiếng, cô bé ngày ấy về lại trốn xưa tìm lại ông cụ, nhưng nhận được tin cụ mất và là một người điếc => Ngạc nhiên, đau buồn nhưng cũng dành lòng cảm mến cụ đã luôn khen cô.

– Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện hướng tới về niềm tin và nghị lực sống:

+ Nhắc nhở chúng ta rằng sự đánh giá của người khác không quan trọng bằng việc chúng ta tin tưởng và yêu thích bản thân mình.

+ Đôi tai của tâm hồn không bao giờ biến mất, nó luôn ở bên cạnh chúng ta, động viên và khích lệ chúng ta đi đến những thành công lớn hơn.

+ Nhận thấy rằng niềm tin và nghị lực sống là hai yếu tố quan trọng để vượt qua khó khăn và đạt được thành công như cô bé trong câu chuyện.

+ Khi chúng ta tin tưởng và yêu thích bản thân, chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn và đạt được những thành công mà chúng ta mong muốn.

c. Kết bài: Khẳng định lại nội dung của truyện và nêu cảm nhận của em.

Suy nghĩ về câu chuyện Đôi tai của tâm hồn

Trong cuộc sống chúng ta đã từng phải gặp rất nhiều sự thất bại, tiến gần tới sự thất vọng tựa như cô bé trong câu chuyên  Đôi tai của tâm hồn “ buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên” vì bị thầy giáo loại khỏi dàn dồng ca.

Tủi hờn đã theo những giọt nước mắt chảy xuống, niềm đam mê với âm nhạc của em chưa kịp nở đã chóng tàn cũng chỉ bởi vì em nghèo “vừa thấp lại vừa gầy”, “lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng”. Thế nhưng ông trời không bỏ rơi một ai, tuy cô bé kém may mắn không thể hát trên sân khấu dưới ánh đèn rực rỡ, được hàng trăm hàng nghìn khán giả lắng nghe thì giờ đây trong khoảng khắc đổ vỡ ấy khi cô bé đang hát, hát hết bài này đến bài khác để chứng minh bản thân mình, giải tỏa nỗi lòng buồn tủi đã vây lấy em, thì em đã gặp được một cụ già không bao giờ keo kiệt dành cho em những lời khen ngợi thay vì những lời bình phẩm. “Cháu hát hay quá!”,  “ Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta một buổi chiều vui vẻ” . Đó là những lời cổ vũ là niềm động lực vô hình giúp cho em có thể cất tiếp tiếng ca, về sau mỗi ngày em đều đến công viên hát cho riêng ông cụ nghe. Cứ thế, rồi cứ thế đến nhiều năm sau cô bé trở thành một cô ca sĩ có tên tuổi, không còn là một cô bé thấp bé nhỏ cân nữa.

Tuy trở thành người nổi tiếng nhưng em lại không quên người đã tiếp sức mạnh cho em bước tới đỉnh vinh quang. “Một buổi chiều mùa đông cô đến tìm cụ, nhưng ở đó chỉ còn lại ghế đá trống không” chính công viên này là nơi em đến giải tỏa nỗi buồn, cũng là nơi đem tới cho cô bé nghèo ngày ấy niềm vui và hạnh phúc. Song em lại không ngờ biết người đã chấp cánh cho em bay tới vùng trời mà em hằng mơ ước là người điếc “cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”.

Những tiếng vỗ tay và lời cổ vũ khen ngợi đó chính lại là lời nói dối, bởi vì cụ không thể nghe được nên dù bài hát có hay hay dở thì đối với cụ mọi thứ xung quanh vẫn chỉ là sự vắng lặng mà thôi. Nhưng cụ lại rất yêu thương, quý mến em nên vẫn thường xuyên lui tới công viên “nghe” em hát thông qua cử chỉ và cảm nhận. Ông nghe bằng “đôi tai tâm hồn” và dùng “lời nói dối chân thành” dành cho bé gái nhỏ nhắn trước mắt, giờ phút đấy ổng hẳn đã nghe thấy tiếng lòng từ tâm hồn em, ông hiểu những điều và cố gắng dành hết những tháng ngày cuối đời để an ủi, xoa dịu em.

Thế nên mới phải nói điểm xuất phát của người nghèo bao giờ cũng khó khăn hơn bất kì ai, đến con đường vinh quang thì lại càng chắc chở, gian lao hơn nữa.Nếu như lòng người trở nên khô khan, trái tim trở nên sắt đá thì kể cả con người có tình yêu, đôi tai, đôi mắt hay thể xác cũng chẳng cảm nhận được, chẳng nghe được, thấy được những chân thiện mà con người có thể làm cho nhau. Cuộc sống sẽ chỉ vơi đi đau khổ khi có “đôi tai tâm hồn”, “đôi mắt tâm hồn” để thấy, để nghe những điều thiêng liêng ẩn chứa trong linh hồn, để từ đó con người biết giúp đỡ, chăm sóc, yêu thương nhau hơn.

Và trên đời vẫn luôn có những người tốt bụng không cần thể hiện rõ ràng, chỉ âm thầm sử dụng hành động lời nói đơn giản nhát hóa thành động lực để khích lệ những người đã đứng bên vực thẳm, vực dậy một lần nữa nỗ lực trưởng thành hơn để khẳng định được tài năng của chính mình như câu chuyện của cô bé và ông cụ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *