Dưới đây là bài phân tích đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều hay, chọn lọc do tôi biên soạn. Cùng điểm qua bài viết để có thêm tài liệu tham khảo từ đó biết cách viết văn dễ dàng hơn.

Mở bài Phân tích đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều

“Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn”. Truyện Kiều không chỉ viết về chuyện tình lãng mạn tuyệt đẹp mà đó còn là nghệ thuật và tâm hồn con người Việt Nam. Hơn 200 năm đã trôi qua nhưng những vẻ đẹp về nàng Kiều , về thiên nhiên văn hóa dân tộc, về tình yêu đôi lứa vẫn luôn ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Đoạn trích “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều”- Nguyễn Du tả cảnh ngủ tình tuyệt bút, ghi lại giây phút từ biệt của nàng Kiều và Thúc Sinh.

Thân bài Phân tích đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều

Luận điểm 1: Giới thiệu khái quát tác giả, đoạn trích 

Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố của lịch sử đầy biến động khi chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi. Chính hai yếu tố ấy đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực của đời sống. Trích đoạn “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều” thuộc phần thứ hai: ra gia biến và lưu lạc.

Tám câu thơ lục bát trên chủ yếu thể hiện tâm trạng của nàng Kiều khi tiễn biệt Thúc Sinh lên đường về với Hoạn Thư.

Luận điểm 2: Cảnh từ biệt giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh

Tác giả diễn tả tâm trạng nàng Kiều một cách sâu sắc và tinh tế “cảnh buồn người có vui đâu bao giờ”. Thúy Kiều đã chủ động thúc giục Thúc Sinh trở về bên Hoạn Thư, cả hai đều chung một nỗi đau tiễn biệt chia ly.

Người lên ngựa kẻ chia bào,

Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san.

Câu thơ “Người lên ngựa kẻ chia bào” ngắt nhịp 3/3 cùng phép tu từ đối góp phần thể hiện tâm trạng lưu luyến không muốn chia xa. “Chia bào” là cách nói hoán dụ đầy ẩn ý nói đến trước yên ngựa của người đi xa, ám chỉ cuộc chia ly giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh. Cuộc chia ly ấy dẫn đưa cuộc đời Kiều đến tột cùng của đau khổ, tuổi nhục, ê chề. “Màu quan san” nhấn mạnh cảm giác nhỏ bé cô đơn của người phụ nữ, sự mênh mông, cùng nỗi buồn man mác trước không gian bao la rộng lớn. Không một từ ngữ nào nói về sự chia ly, thế nhưng cách diễn tả tâm lý của Nguyễn Du cho thấy sự đau khổ. Đau khổ khi cuộc chia ly ấy diễn ra trong câm lặng chất chứa nỗi buồn suy tư, hy vọng nhưng cũng rất nhiều tâm trạng.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Hình ảnh rừng phong, dặm hồng, dâu xanh cũng chỉ là hình ảnh ước lệ. Nguyễn Du đưa vào thơ để diễn tả chặng đường dài nơi Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều. Và có lẽ Nguyễn Du đã tưởng tượng ra màu xanh hòa cùng sắc hồng cùng nỗi biệt ly xa cách.

Luận điểm 3: Sự buồn bã, nỗi niềm khi phải chia xa của hai nhân vật

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Người về- kẻ đi hai từ diễn tả sự xa cách biệt, gợi hình bóng cô đơn lặng lẽ của nàng Kiều trong không gian bao la rộng lớn. Nguyễn Du diễn nội tâm nàng Kiều, thể hiện sự đồng cảm thấu hiểu sâu sắc tâm hồn của người phụ nữ.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.

Trăng từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận của biết bao văn nhân thi sĩ. Bởi có lẽ đối với người dân Việt Nam trăng là minh chứng cho tình yêu đôi lứa, cho những kỷ niệm tuổi thơ, cho niềm thương nỗi nhớ. Thế nhưng trong trích đoạn trên “vầng trăng xẻ nửa” là vầng trăng khuyết tượng trưng cho sự phân ly, chia cách. Nó gợi tả hạnh phúc không chọn vẹn của nàng Kiều và Thúc Sinh. Vầng trăng khuyết nhưng lại rất sáng soi vằng vặc đầy thương cảm.

Luận điểm 4: Khái quát nội dung, nghệ thuật

Cuộc chia ly buồn chỉ còn vẹn trong tám câu thơ. Nhưng Nguyễn Du đã miêu tả tâm trạng cảm xúc của nhân vật thông qua nỗi buồn của cảnh và người. Nguyễn Du sử dụng mối quan hệ hỗ trợ giữa các cặp phạm trù: “sự và tình, cảnh và tình, trong sự có tình, trong cảnh có tình, tình được bộc lộ qua sự, được thể hiện qua cảnh”, tình ở đây chính là nỗi nhớ nỗi buồn của nàng Kiều khi tiễn biệt Thúc Sinh.

Kết bài bài Phân tích đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều

“Nguyễn Trãi với quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ Việt Nam đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu sắc”- Đào Duy Anh. Đoạn trích tái hiện thành công cảnh chia ly đầy lưu luyến giữa kẻ ở và người đi cùng với dự cảm tan vỡ của Thúy Kiều. Thông qua đây Nguyễn Du thể hiện được sâu sắc nội tâm nhân vật, thể hiện sự đồng cảm của mình, niềm khao khát hạnh phúc và bi kịch đớn đau của con người.

By ngocnhu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *